Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Giá lương thực có thể tăng kỷ lục vào cuối năm

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Nguyên nhân khiến giá lương thực tăng mạnh là do tình trạng bất ổn tại Bắc Phi và Trung Đông (từng dẫn tới sự sụp đổ của chính quyền Ai Cập và Tunisia).

KTĐT - Nguyên nhân khiến giá lương thực tăng mạnh là do tình trạng bất ổn tại Bắc Phi và Trung Đông (từng dẫn tới sự sụp đổ của chính quyền Ai Cập và Tunisia).

Theo ông William Adams, quản lý quỹ Resilent AG có trụ sở tại Thụy Sĩ, giá lương thực toàn cầu có thể tăng lên mức tăng kỷ lục 4,4% vào cuối năm nay, khiến lạm phát gia tăng trên toàn thế giới.

Chỉ số giá lương thực của Liên hợp quốc, bao gồm 55 loại mặt hàng, đã leo lên mức kỷ lục 236,8 điểm trong tháng Hai, trước khi giảm khoảng 3% trong tháng Ba.

Các kho dự trữ ngô trên toàn cầu đã giảm nhiều nhất trong bảy năm qua, dự trữ các loại dầu ăn cũng giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 1974, trong khi lượng thịt bò dự trữ của Mỹ giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 1999.

Trong bối cảnh trên, giá sinh hoạt ở Mỹ đã tăng với tốc độ cao nhất kể từ năm 2009 trong 12 tháng qua (kết thúc tháng 3/2011).

Giá sinh hoạt tại Trung Quốc cũng tăng mạnh nhất trong tháng Ba kể từ năm 2008 trở lại đây.

Nguyên nhân khiến giá lương thực tăng mạnh là do tình trạng bất ổn tại Bắc Phi và Trung Đông (từng dẫn tới sự sụp đổ của chính quyền Ai Cập và Tunisia).

Giá lương thực đắt đỏ đã đẩy 44 triệu người vào cảnh đói nghèo trong năm ngoái.

Theo Ngân hàng Thế giới (WB), sẽ có thêm 10 triệu người nữa bổ sung vào đội quân đói nghèo trên khi chỉ số giá lương thực của Liên hợp quốc tăng thêm 10%. Người tiêu dùng sẽ phải bỏ thêm tiền để mua lương thực do nông dân phải mất một số năm mới có thể mở rộng sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu mặt hàng thiết yếu này của xã hội.

Tại thị trường Chicago, Mỹ, giá lúa mì đã tăng vọt 75% trong 12 tháng qua, trong khi đậu tương tăng 38% và ngô tăng gấp đôi.

Với giá lương thực tăng cao, nông dân Mỹ - các nhà xuất khẩu nông sản hàng đầu thế giới, sẽ có mức thu nhập cao kỷ lục vào khoảng 94,7 tỷ USD trong năm nay và tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực nông thôn sẽ giảm.

Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, tỷ lệ thất nghiệp tại bang North Dakota, địa phương trồng lúa mì lớn nhất ở Mỹ, hiện ở mức thấp nhất trong cả nước, chỉ là 3,5%.

Nhà kinh tế hàng đầu của Bộ Nông nghiệp Mỹ Joe Glauber cho rằng bất chấp giá lương thực tăng cao, dường như người tiêu dùng sẽ không cắt giảm khẩu phần thịt cá của họ ngay cả khi giá thịt bò, thịt lợn, thịt gà và cá tăng vọt, với các mức tăng có thể lên tới 8%, 7,5% và 5-6% trong năm nay.