Theo đó, hai đầu thị trường đều tăng trưởng chậm lại, có xu hướng giảm nhẹ so với cùng kỳ 2016.
Tại TP Hồ Chí Minh, nguồn cung phân khúc nhà ở trung và cao cấp ổn định giúp cho chỉ số giá nhà ở tăng mạnh so với năm 2016. Tuy nhiên, chỉ số này tăng trưởng chậm lại tại quý II/2017 ở mức 93%, chỉ tăng 1% theo quý và không thay đổi theo năm.Doanh số của thị trường đạt gần 11.700 căn, tăng 36% theo quý và 68% theo năm để đạt mức cao nhất trong vòng năm năm. Tình hình kinh doanh tốt của phân khúc hạng B và C thể hiện qua tỷ lệ hấp thụ tăng 10% theo quý và 14% theo năm. Hạng C tiếp tục chiếm lĩnh thị trường với 62% tổng số giao dịch. Lượng giao dịch hạng B đạt hơn 4.200 căn, tăng 35% theo quý và 24% theo năm. “Nhờ có giá cả phù hợp với hầu hết người mua, phân khúc hạng C thu hút được lượng lớn người mua với nhu cầu ở thật. Các chủ đầu cung cấp giá bán hợp lý nhờ vào mục tiêu phát triển ở các khu vực có quỹ đất rộng, giá đất rẻ và cơ sở hạ tầng đang dần hoàn thiện” - báo cáo đánh giá.Trong khi đó, tại Hà Nội, theo Savills, trong quý II/2017, chỉ số giá nhà ở đạt 106%, giảm 1% theo quý và 2% theo năm. Giá bán trung bình ghi nhận ở mức 1.209 USD/m² (27,5 triệu đồng/m²). Áp lực ngày càng tăng của nguồn cung thứ cấp khiến giá giảm xuống. Giá sơ cấp hạng A giảm xuống do các dự án mới có giá chào bán thấp hơn mức giá trung bình của thị trường.Tỉ lệ hấp thụ trung bình đạt 28%, tăng 1% theo quý nhưng giảm 7% theo năm. Khối lượng giao dịch đạt 6.790 căn, tăng 5% theo quý và 13% theo năm. Hạng B hoạt động vượt trội với kết quả tốt nhất, chiếm 42% thị phần.Trong nửa cuối năm 2017, theo báo cáo có khoảng 23.500 căn hộ từ 45 dự án sẽ được tung ra thị trường. Các dự án căn hộ giá rẻ nhưng vẫn được trang bị đầy đủ tiện ích nội khu được dự báo sẽ thu hút nhiều sự quan tâm của người mua nhà, Savills Việt Nam cho biết. Nguồn cung tương lai lớn, tập trung vào phân khúc hạng trung và nhà ở giá rẻ, chủ yếu ở quận Hoàng Mai, Thanh Xuân, Từ Liêm và Hà Đông.