Giá thép xây dựng hôm nay 1/7: Thép Hòa Phát, Việt Đức, Việt Ý... giảm mạnh

Thành Luân
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Giá thép xây dựng hôm nay (1/7) của nhiều thương hiệu trong nước như Hòa Phát, Việt Đức, Việt Ý thông báo giảm giá bán. Tuy nhiên, trên sàn giao dịch Thượng Hải giá thép bật tăng trở lại, lên mức 5.167 Nhân dân tệ/tấn.

Trong ngày đầu tiên của tháng 7, nhiều thương hiệu trong nước thông báo giảm mạnh giá bán.

Giá thép tại miền Bắc
Hôm nay, Tập đoàn Hòa Phát thông báo giảm mạnh giá bán, hiện thép cuộn CB240 giảm 310 đồng xuống mức 16.290 đồng/kg; thép D10 CB300 giảm 300 đồng hiện có giá 16.600 đồng/kg.
Thương hiệu thép Việt Đức, giá thép cuộn CB240 giảm mạnh xuống mức 16.340 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.680 đồng/kg.
Thương hiệu thép Việt Ý, với thép cuộn CB240 giảm mạnh 310 đồng xuống mức 16.390 đồng/kg; thép D10 CB300 giảm 300 đồng hiện có giá 16.550 đồng/kg.
Với thương hiệu thép Kyoei thông báo điều chỉnh giảm giá bán, hiện dòng thép cuộn CB240 ở mức 16.340 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có mức giá 16.700 đồng/kg.
Thương hiệu Thép Mỹ ngày hôm nay vẫn duy trì không thay đổi giá bán với dòng thép cuộn CB240 ở mức 16.090 đồng/kg, thép thanh vằn D10 CB300 hiện có giá là 17.100 đồng/kg.
Giá thép tại miền Trung
Thương hiệu thép xây dựng Hòa Phát, với thép cuộn CB240 giảm 310 đồng xuống mức 16.390 đồng/kg và thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.800 đồng/kg.
Thép Việt Đức, dòng thép cuộn CB240 giảm mạnh xuống mức 16.700 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 17.050 đồng/kg.
Thương hiệu thép Pomina vẫn duy trì ổn định giá bán, dòng thép cuộn CB240 hiện ở mức 16.290 đồng/kg; thép D10 CB300 hiện có giá là 17.150 đồng/kg.
Thép Việt Mỹ, với thép cuộn CB240 duy trì mức giá 16.190 đồng/kg, còn thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 16.040 đồng/kg.
Giá thép tại miền Nam
Thương hiệu Hòa Phát, 2 sản phẩm của hãng điều chỉnh giảm mạnh giá bán, hiện thép cuộn CB240 ở mức 16.290 đồng/kg, thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.550 đồng/kg.
Thương hiệu thép Tung Ho, thép cuộn CB240 giảm mạnh xuống mức 16.190 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.340 đồng/kg.
Thương hiệu thép Pomina, với thép cuộn CB240 ở mức 16.140 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 17.000 đồng/kg.
Giá thép trên sàn giao dịch
Chốt phiên giao dịch, giá thép giao kỳ hạn tháng 10/2021 trên sàn giao dịch Thượng Hải tăng 54 Nhân dân tệ lên mức 5.167 Nhân dân tệ/tấn.
Vào những ngày cuối cùng của tháng 6, giá quặng sắt trên sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên (DCE) đã đạt mức tăng thứ 7 liên tiếp tính theo quý, mặc dù việc tỷ suất lợi nhuận của các nhà máy thép Trung Quốc sụt giảm đã ảnh hưởng đến giá trong các phiên giao dịch cuối cùng của tháng 6.
Theo đó, hợp đồng quặng sắt DCIOcv1 giao tháng 9/2021, được giao dịch nhiều nhất giao trên Sàn DCE, kết thúc phiên giao dịch ban ngày thấp hơn 0,7% ở mức 1.165 Nhân dân tệ/tấn (tương đương 180,50 USD/tấn), giảm 14,2% so với mức cao kỷ lục vào ngày 12/5.
Tuy nhiên, giá quặng sắt trên Sàn DCE đã kết thúc quý với mức tăng khoảng 20% nhờ sự phục hồi kỷ lục hồi tháng 5. Nguyên nhân do nhu cầu nguyên liệu thô mạnh ở Trung Quốc, nhà sản xuất thép hàng đầu thế giới, và tình trạng đầu cơ quá mức trên thị trường trong thời gian qua.
Tại một diễn biến khác, liên minh châu Âu (EU) sẽ tiếp tục duy trì các biện pháp tự vệ đối với thép nhập khẩu thêm 3 năm nữa. Các biện pháp này chủ yếu nhắm vào Thổ Nhĩ Kỳ, Hàn Quốc và Trung Quốc. Do đó, chính sách này tiếp tục duy trì điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu tôn mạ Việt Nam.
Bên cạnh đó, chênh lệch giá thép giữa châu Âu, Bắc Mỹ và Việt Nam ngày càng tăng, đồng nghĩa với mức biên lợi nhuận tốt cho các nhà xuất khẩu nội địa. Các công ty với khả năng gia tăng sản lượng sản xuất đang chiếm lĩnh thị phần. Trong mảng thép xây dựng, Hòa Phát và Formosa tiếp tục giành thêm 2 và 1,4 điểm phần trăm thị phần trong 5 tháng đầu năm 2021 so với năm 2020.
Trong mảng tôn mạ, Hoa Sen và Nam Kim đang nắm bắt tốt cơ hội xuất khẩu do các nhà máy còn dư địa tăng trưởng lớn. Thị phần của Hoa Sen tăng từ 33,4% trong năm 2020 lên 37,2% trong 5 tháng đầu năm 2021, trong khi, thị phần của Nam Kim cũng tăng từ 14,4% lên mức 16%.
Tại thị trường ống thép, thị phần của Hoa Sen và Nam Kim tăng lần lượt 3,5 và 2,2 điểm phần trăm.