Giá thép tại miền bắc
Theo SteelOnline.vn, thương hiệu thép Hòa Phát tiếp tục đà đi ngang, với thép cuộn CB240 giữ ở mức 14.940 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15.020 đồng/kg.
Thép Việt Ý không có thay đổi, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.900 đồng/kg; còn thép D10 CB300 ổn định, có giá 15.000 đồng/kg.
Thép Việt Sing, với thép cuộn CB240 giữ ổn định ở mức 14.820 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.920 đồng/kg.
Thép VAS, dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.870 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.870 đồng/kg.
Thép Việt Nhật, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.870 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.870 đồng/kg.
Thương hiệu thép Việt Đức, với thép cuộn CB240 ở mức 14.700 đồng/kg; với thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.900 đồng/kg.
Giá thép tại miền Trung
Thép Hòa Phát, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.860 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15.010 đồng/kg.
Thép Pomina kéo dài chuỗi ngày bình ổn, hiện dòng thép cuộn CB240 ở mức 16.120 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.320 đồng/kg.
Thép Việt Đức, dòng thép cuộn CB240 bình ổn ở mức 15.050 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15.250 đồng/kg.
Thép VAS, với thép cuộn CB240 ở mức 14.870 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.870 đồng/kg.
Giá thép tại miền Nam
Thép Hòa Phát, với thép cuộn CB240 hiện ở mức 14.910 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.760 đồng/kg.
Thép Pomina, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 16.060 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 16.060 đồng/kg.
Thép VAS, dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.870 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.870 đồng/kg.
Thép Tung Ho, với thép cuộn CB240 ở mức 15.070 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.870 đồng/kg.
Giá thép trên sàn giao dịch
Giá thép giao kỳ hạn tháng 10/2023 trên sàn giao dịch Thượng Hải giảm 8 Nhân dân tệ, xuống mức 4,118 Nhân dân tệ/tấn.
BHP, Tập đoàn khai thác mỏ lớn nhất thế giới, cho biết Trung Quốc sẽ đóng vai trò là “lực lượng ổn định” nhu cầu hàng hóa trong năm 2023 khi các chính sách hỗ trợ tăng trưởng của Bắc Kinh bù đắp cho hiệu quả kinh tế yếu kém ở các thị trường khác.
Công ty có trụ sở ở Úc cho biết, việc Trung Quốc gỡ bỏ các hạn chế phòng chống dịch và tung ra các biện pháp kích thích đối với lĩnh vực bất động sản, động lực chính của nhu cầu quặng sắt, sẽ hỗ trợ “sự cải thiện dần dần từ các điều kiện kinh tế khó khăn trong nửa đầu năm”.
Công ty đã báo cáo sản lượng quặng sắt kỷ lục trong nửa đầu năm tài chính, sản xuất 132 triệu tấn nguyên liệu luyện thép. Cổ phiếu của BHP tại Úc đóng cửa tăng 1,2%. Mike Henry, giám đốc điều hành của BHP cho biết: “BHP tin rằng Trung Quốc sẽ là một thị trường ổn định khi nói đến nhu cầu hàng hóa trong năm dương lịch 2023, với các quốc gia thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đang gặp khó khăn về kinh tế".
Triển vọng lạc quan về Trung Quốc được đưa ra sau khi Bắc Kinh từ bỏ các biện pháp hạn chế khắc nghiệt đối với đại dịch, vốn đã làm chậm tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Chính quyền Bắc Kinh đang tìm cách chấm dứt sự cô lập quốc tế và khởi động các hoạt động xuất nhập khẩu.
Là một phần của việc thiết lập lại chính sách này, các chuyến hàng than đầu tiên của Úc đến Trung Quốc sau hai năm dự kiến sẽ đến vào tháng 2 tới, chấm dứt lệnh cấm buôn bán than và báo hiệu sự "tan băng" ngoại giao giữa hai siêu cường hàng hóa.
Vào năm 2020, Bắc Kinh đã áp đặt lệnh cấm nhập khẩu than không chính thức từ Australia - quốc gia trước đó đã gửi khoảng 1/5 lượng than của mình sang Trung Quốc - sau khi Australia tham gia hiệp ước an ninh với Mỹ và Anh.
Giờ đây, các công ty Trung Quốc đã bắt đầu mua lại than của Úc và những chuyến hàng đầu tiên đã lên đường, theo dữ liệu vận chuyển từ KPLER, một nhà cung cấp dữ liệu. BHP từng là nhà xuất khẩu than lớn sang Trung Quốc trước lệnh cấm nhưng kể từ đó đã chuyển hướng xuất khẩu sang Nhật Bản và Ấn Độ.
Tuy nhiên, các công ty khai thác và nhà phân tích cảnh báo rằng thương mại than giữa Úc và Trung Quốc không có khả năng quay trở lại mức trước đại dịch. Đối với than luyện kim, được sử dụng để sản xuất thép, Trung Quốc đã tìm thấy các nguồn mới ở Nga và Mông Cổ, giúp bù đắp khối lượng từng được cung cấp bởi Úc, theo Dmitry Popov - nhà phân tích than tại Tập đoàn tư vấn CRU.
Popov cho biết: “Kỳ vọng của chúng tôi là việc Trung Quốc mua than của Úc rất hấp dẫn và chúng tôi nghĩ rằng nhu cầu đối với than của Úc sẽ tăng lên. Tuy nhiên, chúng tôi không nghĩ rằng giao dịch sẽ quay trở lại mức trước đại dịch".
Đối với than nhiệt, Trung Quốc đã đẩy mạnh sản xuất trong nước và cũng đang nhập khẩu nhiều hơn từ Indonesia. Đồng thời, xuất khẩu than của Úc bị hạn chế vào năm ngoái do những thách thức về hậu cần và lượng mưa lớn.
Một nhà sản xuất than của Úc hoan nghênh việc nới lỏng lệnh cấm. “Trung Quốc là một thị trường rộng lớn... và theo định nghĩa, nếu bạn không thể bán hàng cho Trung Quốc, bạn sẽ gặp bất lợi. Bạn càng có nhiều thị trường thì càng tốt cho người bán".