Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Giá thép xây dựng hôm nay 29/1: Tiếp tục tăng trên sàn giao dịch

Thành Luân
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Ngày 29/1, thị trường thép trong nước tiếp tục bình ổn; còn trên sàn giao dịch Thượng Hải tăng mạnh lên mức 4.641 Nhân dân tệ/tấn.

Giá thép xây dựng hôm nay 29/1, trên sàn giao dịch tiếp tục tăng mạnh. (Ảnh: Business Today)
Giá thép xây dựng hôm nay 29/1, trên sàn giao dịch tiếp tục tăng mạnh. (Ảnh: Business Today)

Giá thép tại miền Bắc

Theo SteelOnline.vn, thương hiệu thép Hòa Phát không thay đổi giá bán kể từ biến động ngày 25/1. Cụ thể, dòng thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.610 đồng/kg, thép cuộn CB240 ở mức 16.720 đồng/kg.

Thép Việt Ý tiếp tục bình ổn giá trong 5 ngày liên tiếp, với dòng thép D10 CB300 ở mức 16.610 đồng/kg; còn dòng thép cuộn CB240 không có thay đổi trong 11 ngày qua, có giá 16.660 đồng/kg.

Thương hiệu thép Việt Đức không có biến động so với ngày 28/1, thép thanh vằn D10 CB300 có giá 17.050 đồng/kg; thép cuộn CB24 ở mức 16.750 đồng/kg.

Thép Việt Mỹ, với dòng thép thanh vằn D10 CB300 giữ nguyên giá bán 16.720 đồng/kg; thép cuộn CB240 không thay đổi kể từ ngày 17/1 16.610 đồng/kg.

Thép Việt Sing, với 2 sản phẩm của hãng là dòng thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.800 đồng/kg; dòng thép cuộn CB240 ở mức 16.600 đồng/kg.

Thép Việt Nhật, bao gồm thép thanh vằn D10 CB300 có giá bán 16.800 đồng/kg; còn dòng thép cuộn CB240 hiện ở mức 16.700 đồng/kg.

Giá thép tại miền Trung

Thép Hòa Phát có mức giá cao nhất kể từ ngày 29/12, thép thanh vằn D10 CB300 hiện ở mức 16.720 đồng/kg; dòng thép cuộn CB240 bán với giá 16.770 đồng/kg.

Thép Việt Đức không có biến động giá cả so với hôm qua, với thép thanh vằn D10 CB300 có giá 17.100 đồng/kg; thép cuộn CB240 ở mức 16.800 đồng/kg.

Thép Việt Mỹ tại thị tường miền Trung tiếp tục bình ổn giá, với thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.610 đồng/kg; dòng thép cuộn CB240 hiện ở mức 16.560 đồng/kg.

Thép Pomina, gồm thép thanh vằn D10 hiện có giá bán 17.200 đồng/kg; dòng thép cuộn CB240 hiện ở mức 17.050 đồng/kg.

Giá thép tại miền Nam

Thép Hòa Phát tại thị trường miền Nam có giá bán cao nhất trong 30 ngày qua. Cụ thể, thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.610 đồng/kg; còn dòng thép cuộn CB240 ở mức 16.720 đồng/kg.

Thương hiệu thép Tung Ho không có biến động giá bán kể từ cuối năm 2021 với thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.700 đồng/kg; dòng thép cuộn CB240 mức 16.750 đồng/kg.

Thép Việt Mỹ tiếp tục ổn định giá bán, thép thanh vằn D10 CB300 hiện ở mức 16.460 đồng/kg; dòng thép cuộn CB240 có giá 16.560 đồng/kg.

Thép Pomina, với thép thanh vằn D10 CB300 có giá 17.100 đồng/kg; còn thép cuộn CB240 ở mức 16.900 đồng/kg.

Giá thép trên sàn giao dịch

Giá thép giao kỳ hạn tháng 10/2022 trên sàn giao dịch Thượng Hải tăng 125 Nhân dân tệ tăng mạnh, lên mức 4.641 Nhân dân tệ/tấn.

Năm 2021, ngành thép đã ghi nhận sự tăng trưởng tích cực cả về sản lượng và giá bán bất chấp những ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19. Các doanh nghiệp thép đẩy mạnh xuất khẩu đưa Việt Nam trở thành quốc gia sản xuất thép lớn nhất Đông Nam Á.

Theo số liệu của Hiệp hội Thép Thế giới (Worldsteel), sản lượng thép thô thế giới của 64 quốc gia là 143,3 triệu tấn vào tháng 11, giảm 9,9% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 11 tháng đầu năm 2021, sản xuất thép thô đạt 1752,5 triệu tấn, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm 2020.

Trong đó, Trung Quốc tiếp tục ghi nhận giảm mạnh về sản lượng trong tháng 11, đạt 69,3 triệu tấn, giảm 22% so với tháng 10/2020. Trong khi đó, các nước có sản lượng thép thô lớn khác như Ấn Độ, Nhật Bản, Mỹ, Nga, Hàn Quốc,… lại tăng từ 2,2% đến 13,8%.

Tại Việt Nam, ngành thép ghi nhận sự tăng trưởng tích cực cả về sản lượng và giá bán trong năm 2021 bất chấp những ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19 và trong bối cảnh GDP cả nước tăng trưởng thấp nhất trong nhiều năm. Các DN thép đẩy mạnh xuất khẩu đưa Việt Nam trở thành quốc gia sản xuất thép lớn nhất Đông Nam Á.

Theo báo cáo của Hiệp hội thép Việt Nam, triển vọng thị trường thép Việt Nam năm 2022 sẽ tốt hơn khi Chính phủ ban hành chỉ đạo ổn định và phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh thích ứng linh hoạt với đại dịch Covid-19 xuyên suốt.

Nghị quyết 01/NQCP được ban hành ngày 9/1 với các giải pháp phát triển, phục hồi kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách năm 2022. Ba trọng tâm để duy trì đà tăng trưởng, khai thác các động lực tăng trưởng mới được Chính phủ xác định trong năm 2022, gồm khôi phục, thúc đẩy sản xuất kinh doanh; đẩy mạnh xuất khẩu và đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, huy động mọi nguồn lực phát triển hạ tầng.