Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Giá thép xây dựng hôm nay 31/7: Thị trường trong nước tiếp tục ổn định

Thành Luân
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Giá thép xây dựng hôm nay 31/7 tại trong nước tiếp tục ổn định, trên sàn giao dịch Thượng Hải giảm mạnh xuống mức 5.457 Nhân dân tệ/tấn.

Giá thép xây dựng hôm nay, thị trường trong nước không có biến động, tiếp tục ổn định.

Giá thép tại miền Bắc
Tại thị trường miền Bắc, hiện dòng thép cuộn CB240 dao động từ 16.090 - 16.340 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá từ 16.290 - 16.680 đồng/kg.
Tập đoàn Hòa Phát tiếp tục duy trì ổn định, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 16.190 đồng/kg; thép D10 CB300 đang có giá 16.500 đồng/kg.
Thương hiệu thép Việt Ý, hiện dòng thép cuộn CB240 duy trì ở mức 16.190 đồng/kg; thép D10 CB300 ổn định với mức giá 16.340 đồng/kg.
Với dòng thương hiệu thép Kyoei ổn định giá bán 8 ngày liên tiếp, hiện thép cuộn CB240 hiện ở mức 16.090 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.390 đồng/kg.
Thương hiệu thép Việt Đức, dòng thép cuộn CB240 ở mức 16.340 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.680 đồng/kg.
Thương hiệu Thép Mỹ, dòng thép cuộn CB240 duy trì ở mức 16.090 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.290 đồng/kg.
Giá thép tại miền Trung
Thị trường miền Trung, hiện dòng thép cuộn CB240 có mức giá từ 16.190 - 16.700 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá dao động từ 16.040 - 17.150 đồng/kg.
Thương hiệu thép Hòa Phát, hiện thép cuộn CB240 tiếp tục ổn định ở mức 16.390 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.500 đồng/kg.
Thương hiệu Thép Việt Đức, dòng thép cuộn CB240 duy trì ở mức 16.700 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 17.050 đồng/kg.
Thương hiệu thép Pomina không thay đổi về giá, dòng thép cuộn CB240 ở mức 16.290 đồng/kg; thép D10 CB300 có giá là 17.150 đồng/kg.
Tương tự, với thương hiệu thép Việt Mỹ, hiện  thép cuộn CB240 có giá 16.190 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 16.040 đồng/kg.
Giá thép tại miền Nam
Tại thị trường miền Nam, hiện dòng thép cuộn CB240 có giá từ 16.140 - 16.290 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá dao động từ 16.340 - 17.000 đồng/kg.
Thương hiệu Hòa Phát, với thép cuộn CB240 hiện ở mức 16.190 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.500 đồng/kg.
Thương hiệu thép Pomina, thép cuộn CB240 duy trì ổn định ở mức 16.140 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 bình ổn với mức giá 17.000 đồng/kg.
Thương hiệu thép Tung Ho, dòng thép cuộn CB240 hiện ở mức 16.190 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.340 đồng/kg.
Giá thép trên sàn giao dịch
Giá thép giao kỳ hạn tháng 10/2021 trên sàn giao dịch Thượng Hải giảm mạnh 275 Nhân dân tệ xuống mức 5.457 Nhân dân tệ/tấn. Giá quặng sắt Châu Á giảm trong phiên giao dịch vừa qua do những chính sách của Trung Quốc nhằm giảm sản lượng thép và hạ nhiệt giá vật liệu xây dựng và sản xuất.
Giá quặng sắt giao dịch trên sàn Đại Liên kết thúc phiên 30/7 giảm mạnh xuống mức 1.027 Nhân dân tệ (158,95 USD)/tấn; quặng sắt trên sàn Singapore giảm xuống 175,95 USD/tấn.
Theo thông tin từ Bộ Tài chính Trung Quốc công bố ngày 29/7, từ ngày 1/8, thuế xuất khẩu đối với gang có độ tinh khiết cao sẽ được nâng lên 20%, từ mức 15% trước đó; đối với ferrochrome sẽ tăng lên 40%, từ mức 20% hiện nay.
Đây là lần điều chỉnh thuế sắt thép thứ 2 trong vòng 3 tháng trở lại đây, trong bối cảnh giá thép thanh vằn và thép cuộn cán nóng trên Sàn giao dịch hàng hóa kỳ hạn Thượng Hải đã tăng lần lượt 32% và 37% từ đầu năm đến nay.
Đồng thời, Trung Quốc cũng sẽ hủy bỏ chính sách hoàn thuế xuất khẩu đối với 23 sản phẩm, bao gồm một số loại thép cán nguội và thép silic có giá trị gia tăng cao hơn so với thép carbon.
Trong thông báo phát đi, Bộ Tài chính Trung Quốc cho biết, (Những thay đổi) nhằm thúc đẩy việc nâng cấp và phát triển ngành thép theo hướng chất lượng cao.
Trung Quốc là nước sản xuất thép hàng đầu thế giới. Tháng 5/2021, nước này đã điều chỉnh thuế quan đối với một số sản phẩm sắt thép, theo đó xóa bỏ các khoản giảm thuế xuất khẩu đối với 146 sản phẩm thép, tăng thuế xuất khẩu gang và sắt, và miễn một số thuế nhập khẩu tạm thời.
Những điều chỉnh này nhằm đảm bảo nguồn cung cho thị trường trong nước khi cắt giảm sản lượng để giảm lượng khí thải carbon. Song song với đó, Bắc Kinh gần đây đã cử các đoàn thanh tra đến các tỉnh để kiểm tra hiệu quả cắt giảm công suất thép, hoàn thành đầy đủ nhiệm vụ giảm sản lượng do nhà nước ban hành.
Tuy nhiên, do nhu cầu và giá thép vẫn duy trì cao bởi sự phục hồi kinh tế toàn cầu, xuất khẩu các sản phẩm thép của nước này đã tăng 23% trong tháng 6, sau khi giảm 34% trong tháng 5. Trong khi đó, sản lượng thép Trung Quốc trong nửa đầu năm nay tăng 11,8%, lên 563,33 triệu tấn, khiến cho cam kết giữ sản lượng thép năm nay bằng mức năm ngoái trở nên khó khăn.
Ông Rohan Kendall, nhà phân tích chính của Wood Mackenzie cho biết, Chính phủ Trung Quốc đã đưa ra các chính sách liên quan đến nguồn cung để kiểm soát sản lượng thép, nhưng phần lớn đã không thành công. "Để sản lượng thép chậm lại, cần phải xem các chính sách giúp giảm nhiệt từ nhu cầu thép" - Theo ông Kendall.
Theo tờ The Economic Times, Ấn Độ đã tiến hành cuộc điều tra rà soát cuối kỳ về áp thuế chống bán phá giá đối với thép cuộn nhập khẩu từ Trung Quốc.  Hiệp hội Thép Ấn Độ đã nêu lo ngại về khả năng tái diễn bán phá giá nếu thuế chống bán phá giá hiện hành hết hiệu lực trong năm nay và yêu cầu xem xét, tiếp tục áp dụng mức thuế. Thuế chống bán phá giá sơ bộ đối với thép cuộn từ Trung Quốc lần đầu tiên được áp vào năm 2016.
Cục hỗ trợ Thương mại (DGTR) cho biết, thép cuộn, được làm từ cả thép hợp kim và không hợp kim, được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp bao gồm linh kiện ô tô, điện cực hàn và kỹ thuật nói chung. Cuộc điều tra trên diễn ra từ ngày 01/10/2019 đến ngày 31/3/2021. Theo DGTR, có bằng chứng rõ ràng về khả năng tiếp tục/tái diễn hành vi bán phá giá và gây thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước trong trường hợp ngừng áp thuế.
Cuộc điều tra đã xem xét khối lượng và giá nhập khẩu hàng hóa chủ đề (thép cuộn) từ Trung Quốc, biên độ phá giá dương, năng lực chưa được sử dụng đáng kể ở quốc gia chủ thể, sự tồn tại của các biện pháp xử lý thương mại do các quốc gia khác áp đặt đối với quốc gia chủ thể, sự chuyển hướng thương mại tiềm năng, sức hấp dẫn về giá của thị trường Ấn Độ