Giá thép tại miền Bắc
Theo SteelOnline.vn, thương hiệu thép Hòa Phát bình ổn giá bán 6 ngày liên tiếp, với 2 dòng sản phẩm của hãng gồm dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.630 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15.280 đồng/kg.
Thương hiệu thép Việt Ý duy trì bình ổn, hiện thép cuộn CB240 ở mức 14.570 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15.020 đồng/kg.
Thép Việt Đức từ 31/8 tới nay duy trì bình ổn, dòng thép cuộn CB240 có giá 14.640 đồng/kg; còn thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 15.150 đồng/kg.
Thương hiệu thép VAS không có biến động, với thép cuộn CB240 ở mức 14.210 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.570 đồng/kg.
Với thép Việt Sing, hiện thép cuộn CB240 hiện có giá 14.370 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 14.880 đồng/kg.
Thép Việt Nhật từ 22/8 giữ nguyên giá bán, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.140 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.750 đồng/kg.
Giá thép tại miền Trung
Thép Hòa Phát duy trì ổn định, dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.670 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15.280 đồng/kg.
Thép Việt Đức tiếp tục bình ổn, với 2 sản phẩm của hãng gồm dòng thép cuộn CB240 có giá 14.340 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 15.250 đồng/kg.
Thép VAS, với thép cuộn CB240 ở mức 14.440 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.670 đồng/kg.
Thép Pomina, hiện dòng thép cuộn CB240 ở mức 15.080 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15.790 đồng/kg.
Giá thép tại miền Nam
Thép Hòa Phát, với 2 sản phẩm của hãng gồm dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.800 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15.090 đồng/kg.
Thép Pomina, với dòng thép cuộn CB240 hiện có giá 14.880 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 giữ nguyên ở mức 15.690 đồng/kg.
Thép VAS, dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.210 đồng/kg; còn với thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.510 đồng/kg.
Giá thép trên sàn giao dịch
Giá thép giao kỳ hạn tháng 5/2023 trên sàn giao dịch Thượng Hải hôm nay tăng 52 Nhân dân tệ, lên mức 3.595 Nhân dân tệ/tấn.
Theo Reuters, nhà sản xuất thép lớn nhất Nhật Bản Nippon Steel Corp có kế hoạch tăng gần gấp đôi công suất sản lượng thép thô tại nhà máy Hazira ở Ấn Độ để đảm bảo nhiều hơn cho thị trường đang phát triển.
Kế hoạch mở rộng được đưa ra bất chấp những lo ngại ngày càng tăng về sự suy giảm của nền kinh tế toàn cầu trong bối cảnh lãi suất tăng và nhu cầu yếu hơn ở người mua hàng đầu là Trung Quốc.
“Chúng tôi đang tăng tốc đầu tư vào Ấn Độ" - Takahiro Mori - Phó Chủ tịch điều hành của Nippon Steel nói, đồng thời đưa ra dự báo, Ấn Độ sẽ là thị trường duy nhất tăng trưởng đáng kể.
Vào năm 2019, Nippon Steel và ArcelorMittal mua Công ty Essar Steel đã phá sản của Ấn Độ, hiện được gọi là AM/NS India và đang xem xét mở rộng liên doanh.
Công suất sản lượng hàng năm tại nhà máy Hazira ở miền tây Ấn Độ sẽ tăng lên từ 14 triệu đến 15 triệu tấn từ khoảng 8 triệu tấn bằng cách xây dựng các lò cao mới mà không đưa ra giá trị cho khoản đầu tư mới hoặc các chi tiết khác.
AM/NS Ấn Độ tuần trước cho biết họ sẽ mua một số tài sản cơ sở hạ tầng từ Tập đoàn Essar với giá 2,4 tỷ USD để củng cố hoạt động kinh doanh thép.
Các nhà sản xuất thép đối mặt với triển vọng không chắc chắn, với giá cả biến động đối với than luyện cốc, quặng sắt và nguyên liệu thô khác do cuộc khủng hoảng Ukraine gây ra và với sản lượng thép yếu của Trung Quốc.
Than luyện cốc hiện giao dịch với mức chiết khấu bất thường so với than nhiệt, được sử dụng chủ yếu trong sản xuất điện, vốn đang bùng nổ do nguồn cung năng lượng của Nga bị gián đoạn.
"Nippon Steel đã sử dụng một số than cốc để thay thế cho than nhiệt ở một mức độ hạn chế, vì chỉ có than cốc với chất lượng cụ thể mới có thể được sử dụng cho mục đích này" - Takahiro Mori nói.
Nippon Steel đang đàm phán cuối cùng với các nhà sản xuất ô tô và các khách hàng lớn khác, muốn tăng giá bán ít nhất 40.000 Yên (287 USD)/tấn trong giai đoạn tháng 10 - tháng 3, so với tháng 4 - 9.
Mori nói: “Chúng tôi đã chịu tác động của chi phí nguyên liệu cao hơn và đồng yên thấp hơn. Chúng tôi quyết tâm không nhượng bộ việc chuyển chi phí cao hơn vào giá sản phẩm".