Ngày 4/12, giá vàng đạt mức cao nhất từ trước đến nay, phần lớn bắt nguồn từ kỳ vọng của nhà đầu tư về việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cắt giảm lãi suất, do đồng USD yếu hơn và những căng thẳng địa chính trị.
Cụ thể, trong phiên giao dịch hôm thứ hai, giá kim loại màu vàng tăng đến 3%, đạt 2.315 USD/ounce, cao hơn mức kỷ lục vào tháng 8/2020 là 2.072 USD. Sau đó, vào lúc 11:57h sáng theo giờ ET, giá đã giảm trong ngày giao dịch xuống mức 2.023 USD.
Trong những tuần gần đây, các nhà đầu tư ngày càng tin rằng các chính sách kiềm chế lạm phát của Fed đã đạt được hiệu quả và có thể sẽ có một đợt cắt giảm lãi suất sớm nhất vào tháng 3/2024.
Lãi suất cao hơn sẽ thúc đẩy lợi suất một số tài sản như trái phiếu kho bạc Mỹ, thu hút các nhà đầu tư. Tuy nhiên, khi lãi suất thấp, giảm hoặc dự kiến giảm, trái phiếu Kho bạc giảm và vàng, loại tài sản không trả lãi, sẽ ít hấp dẫn nhà đầu tư hơn.
Vào hôm thứ hai, lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm đã giảm xuống còn 4,3%, từ mức cao nhất trong 16 năm là 5% vào tháng 10.
Daria Efanova, nhà nghiên cứu tại sàn giao dịch Sucden Financial, cho biết: “Những kỳ vọng về việc kết thúc chu kỳ thắt chặt đã đẩy lợi suất dài hạn xuống thấp hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho vàng và những tài sản không đem đến lợi nhuận”.
John Reade, chiến lược gia tại Hội đồng vàng thế giới, trả lời với CNN rằng giá vàng hoàn toàn có thể cao hơn mức kỷ lục này, với việc các nhà đầu tư dự đoán sẽ có một đợt cắt giảm lãi suất trong năm tới.
Những dự đoán này của nhà đầu tư đã gây áp lực lên đồng USD, khiến vàng trở nên hấp dẫn hơn. Lãi suất cao sẽ làm tăng giá trị đồng tiền, do thu hút thêm dòng vốn nước ngoài vào trong nước, và ngược lại, lãi suất giảm sẽ làm giảm giá trị đồng tiền.
Trong tháng trước, đồng USD đã giảm 3% so với nhóm sáu loại tiền tệ chính. Do vàng được định giá bằng USD, nên việc giá trị của đồng bạc xanh giảm sẽ thúc đẩy các nhà đầu tư mua vào kim loại này, từ đó nâng giá vàng.
Rủi ro địa chính trị
Trong một khoảng thời gian dài, vàng đã được hưởng lợi từ yếu tố bất ổn trên toàn cầu. Giám đốc điều hành JPMorgan Jamie Dimon cho biết đây có thể là giai đoạn nguy hiểm nhất trong nhiều thập kỷ.
Các nhà đầu tư thường xem vàng là nơi trú ẩn an toàn vì đây là tài sản hữu hình, khan hiếm và quan trọng là tính bảo toàn về giá trị. Giá vàng đã 10% trong năm nay.
Theo ông Reade, rủi ro địa chính trị dường như đã thay đổi, không chỉ là do xung đột Nga-Ukraine, Hamas-Israel, mà còn cả căng thẳng thương mại Mỹ-Trung, những lo ngại tại Biển Đông.
Ông cũng lưu ý rằng những bất ổn trên thế giới đã khuyến khích các ngân hàng trung ương tại các thị trường mới tích trữ kim loại quý. Bên cạnh đó, do lo sợ những tác động từ chính sách đóng băng đối với dự trữ ngoại hối của ngân hàng trung ương Nga của phương Tây, các nhà hoạch định chính sách của các quốc gia này đã đổ xô vào vàng, phương tiện lưu trữ giá trị thay thế an toàn.
Theo Hội đồng Vàng thế giới, từ năm 2010-2021, các ngân hàng trung ương tại những thị trường mới nổi đã mua trung binh 473 tấn vàng/năm. Đặc biệt, riêng năm ngoái, họ đã mua 1.100 tấn vàng và trong 3 quý đâu năm nay là 800 tấn vàng.
“Tốc độ mua vàng nhanh đến chóng mặt này có thể kéo dài trong nhiều năm, nếu không muốn nói là nhiều thập kỷ” – Ông Reade cho biết.
Trong một cuộc của khảo sát được công bố vào tháng 5, gần 1/4 ngân hàng trung ương cho biết họ có kế hoạch tăng dự trữ vàng trong 12 tháng tới.