Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Giá vàng hôm nay 4/6: Đảo chiều lao dốc, SJC “bốc hơi” trên nửa triệu đồng

Bích Hời
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Sáng nay (4/6), giá vàng thế giới đảo chiều giảm mạnh mất mốc 1.900 USD. Nguyên nhân do nền kinh tế Mỹ có thêm thông tin tích cực và quan hệ thương mại Mỹ - Trung có tín hiệu mới. Tính từ mở cửa phiên sáng qua đến sáng nay giá vàng SJC và nhẫn đền mất trên nửa triệu đồng/lượng.

 Giá vàng SJC và nhẫn mất trên nửa triệu đồng chỉ sau 1 phiên. Ảnh minh họa.

Chốt phiên đêm qua – rạng sáng nay (giờ Hà Nội), giá vàng giao ngay tại thị trường Mỹ đứng ở mức trên 1.873 USD/ounce, giảm mạnh 36 USD so với chốt phiên trước tại thị trường này.
Tại thị trường châu Á sáng nay, giá vàng thế giới giao ngay cũng tăng so với phiên trước. Cụ thể, lúc 8 giờ 45 phút (giờ Hà Nội), giá vàng thế giới giao dịch quanh mức trên 1.868 USD/ounce, giảm hơn 39 USD/ounce so với giao dịch cùng thời điểm này sáng qua và lùi sâu hơn chốt phiên tại thị trường Mỹ trước đó vài giờ trên 5 USD.
Giá vàng trong nước sáng nay cũng lao dốc theo thị trường quốc tế. Cụ thể, lúc 8 giờ 45 phút, giá vàng SJC tại TP Hồ Chí Minh giao dịch quanh mức 56,45 – 57,1 triệu đồng/lượng. Giá vàng SJC tại Hà Nội và Đà Nẵng giao dịch trong khoảng 56,45 – 57,12 triệu đồng/lượng.
Các thị trường trên đều giảm mạnh 300.000 đồng/lượng chiều mua và giảm 250.000 đồng/lượng chiều bán so với chốt phiên trước. Chênh lệch mua - bán là 650.000 đồng/lượng. So với giá mở cửa phiên sáng qua, các thị trường trên đã giảm mất 550.000 đồng/lượng.
Giá vàng SJC tại Doji trên thị trường Hà Nội mua – bán quanh mức 56,4 - 57 triệu đồng/lượng, giảm 200.000 đồng/lượng chiều mua vào và giảm 250.000 đồng/lượng chiều bán ra so với chốt phiên trước. Chênh lệch mua - bán là 550.000 đồng/lượng. So với giá mở cửa phiên sáng qua, đơn vị này đã giảm 500.000 đồng/lượng.
Tại Công ty Phú Quý, niêm yết giá vàng miếng SJC trên thị trường Hà Nội mua - bán ở mức 56,45 – 56,98 triệu đồng/lượng, giảm 300.000 đồng/lượng chiều mua vào và giảm 270.000 đồng/lượng chiều bán ra so với chốt phiên trước. Chênh lệch mua - bán là 530.000 đồng/lượng. So với giá mở cửa phiên sáng qua, đơn vị này đã giảm 620.000 đồng/lượng.
Giá vàng nhẫn Phú Quý 24K được Công ty Phú Quý niêm yết (mua - bán) ở mức 52,7 – 53,4 triệu đồng/lượng, giảm 400.000 đồng/lượng chiều mua vào và chiều bán ra so với chốt phiên trước. Chênh lệch mua - bán là 700.000 đồng/lượng. So với giá mở cửa phiên sáng qua, đơn vị này đã giảm 600.000 đồng/lượng vàng nhẫn 24K.
Nhẫn Gold của Công ty vàng Việt Nam Gold giao dịch quanh mức 52,5 – 53,3 triệu đồng/lượng, giảm 400.000 đồng/lượng cả chiều mua vào và chiều bán ra so với giá chốt phiên trước. Chênh lệch mua - bán là 800.000 đồng/lượng. So với giá mở cửa phiên sáng qua, đơn vị này đã giảm 650.000 đồng/lượng và nhẫn 9999.
Như vậy, tính mở cửa phiên sáng qua đến sáng nay giá vàng SJC và nhẫn đền mất từ 550.000 – 650.000 triệu đồng/lượng.
Giá vàng trên thị trường quốc tế lao dốc mạnh là do đồng USD hồi phục tích cực sau khi Mỹ công bố thông tin trong lĩnh vực dịch vụ tăng trưởng tăng mạnh. Cụ thể, chỉ số nhà quản lý mua hàng phi sản xuất tại Mỹ tháng 5 đã tăng lên mức 64%, trước đó tháng 4 ở mức 62,7%,  cao hơn so với mức dự báo trước đó là 63%, vượt xa mong đợi.
Đây là chỉ số cho biết tình hình sản xuất tại Mỹ đang tăng trưởng rất mạnh. Thông thường trước khi có dịch bệnh Covid-19, chỉ số này chỉ ở mức trên 50% là tín hiệu nền kinh tế  đã cho thấy tăng trưởng.
Thông tin kể trên đã đẩy chỉ số Dollar-Index - thước đo sức mạnh của đồng USD đã tăng vọt trong giỏ 6 đồng tiền chủ chốt. Ngay đầu giờ sáng ngày 4/6 chỉ số này đã tăng 0,66% lên 90,490 điểm.
Sau thông tin này, Quỹ ủy thác đầu tư vàng lớn nhất thế giới (SPDR Gold Trust) đang mua mạnh ở phiên 1/6 đã quay lại bán tháo phiên ngày 3/6.
Vàng còn chịu áp lực bởi, giảm còn bởi Bộ Thương mại Trung Quốc và Mỹ đã nối lại các liên hệ, nhằm thảo luận bình thường trong lĩnh vực kinh tế và thương mại dưới thời của Tổng thống Biden. Nếu mọi diễn biến cuộc gặp diễn ra suôn sẻ thì vàng sẽ bị đẩy xuống mức sâu hơn. Vì 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới bắt tay đẩy mạnh sản xuất, thương mại sẽ giúp cho kinh tế phục hồi mạnh hơn.