Trên sàn New York Mercantile Exchange, sáng 17/6 (theo giờ Việt Nam), giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 9/2023 ở mức 71,61 USD/thùng, tăng 0,76 USD trong phiên và tăng 0,88 USD/thùng so với cùng thời điểm ngày 16/6.
Còn dầu Brent giao tháng 9/2023 đứng ở mức 76,29 USD/thùng tăng 0,62 USD trong phiên và tăng 0,76 USD/thùng so với cùng thời điểm ngày 16/6.
Nhận định của các chuyên gia, do nhu cầu nhiên liệu của Trung Quốc cao hơn đẩy giá xăng dầu thế giới hôm nay tăng nhẹ.
Việc cắt giảm nguồn cung của nhóm OPEC+ cũng hỗ trợ nâng giá dầu, bất chấp dữ liệu yếu kém của nền kinh tế toàn cầu và triển vọng tăng lãi suất của các ngân hàng trung ương.
Sản lượng lọc dầu của Trung Quốc đã tăng trong tháng 5, lên mức cao thứ hai trong lịch sử. Giám đốc điều hành của Kuwait Petroleum Corp kỳ vọng nhu cầu của Trung Quốc tiếp tục tăng trong nửa cuối năm.
Ngoài ra giá dầu cũng được hỗ trợ từ việc cắt giảm sản lượng tự nguyện của Tổ chức Các nước xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh thực hiện vào tháng 5, cùng với việc Ả Rập Xê Út cắt giảm sản lượng bổ sung vào tháng 7.
Bộ trưởng Năng lượng Nga Nikolai Shulginov cho biết sản lượng dầu khí ngưng tụ của Nga dự kiến giảm khoảng 20 triệu tấn (400.000 thùng mỗi ngày) trong năm nay.
Công ty dịch vụ năng lượng Baker Hughes Co (BKR.O) cho biết, số giàn khoan dầu của Mỹ đã giảm 4 giàn trong tuần này, mức thấp nhất kể từ tháng 4 năm 2022, trong khi số giàn khoan khí giảm 5 giàn xuống 130, mức thấp nhất kể từ tháng 3 năm 2022.
Các chuyên gia nhận định, giới hạn mức tăng giá dầu còn phụ thuộc vào triển vọng tăng lãi suất của các Ngân hàng trung ương. Triển vọng tăng lãi suất của các Ngân hàng trung ương sẽ là yếu tố quyết định tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu.