Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Giải pháp nào giúp doanh nghiệp giữ chân người lao động

Minh Anh
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Theo Tổng cục Thống kê, 11 tháng năm 2022, cả nước có 194,7 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động, tăng 33,2% so với cùng kỳ.

Số doanh nghiệp rút khỏi thị trường vẫn cao

Trong tháng 11/2022, cả nước có 11.943 doanh nghiệp thành lập mới, giảm 8,3% so với tháng trước và tăng 0,3% so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh đó, cả nước còn có 6.267 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 60,6% so với tháng trước và tăng 26,4% so với cùng kỳ năm 2021.

Trong 11 tháng năm 2022, số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường là 132,3 nghìn doanh nghiệp, tăng 24,3%.
Trong 11 tháng năm 2022, số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường là 132,3 nghìn doanh nghiệp, tăng 24,3%.

Đáng chú ý, có 4.006 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, giảm 1,3% và tăng 13,7%; có 5.095 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, tăng 21,3% và tăng 9,8%; có 1.422 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, giảm 11,2% và tăng 13,2%.

Tính chung 11 tháng năm 2022, cả nước có 194,7 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động, tăng 33,2% so với cùng kỳ năm trước; bình quân một tháng có 17,7 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động. Số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường là 132,3 nghìn doanh nghiệp, tăng 24,3%; bình quân một tháng có 12 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

Về chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 11 ước tăng 0,3% so với tháng trước và tăng 5,3% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 11 tháng năm 2022, IIP ước tăng 8,6% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2021 tăng 4,2%). 

Chỉ số sản xuất công nghiệp 11 tháng năm 2022 so với cùng kỳ năm trước tăng ở 61 địa phương và giảm ở 2 địa phương trên cả nước (Trà Vinh giảm 24%; Hà Tĩnh giảm 16,9%).

Số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm 1/11/2022 tăng 0,4% so với cùng thời điểm tháng trước, và tăng 5,9% so với cùng thời điểm năm trước.

Theo các chuyên gia kinh tế, nhìn vào thống kê số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường vẫn là con số đáng báo động với việc 132,3 nghìn doanh nghiệp, tăng 24,3%. Bình quân có tới 12 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường trong một tháng. Nếu chúng ta không có những giải pháp tháo gỡ kịp thời sẽ ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế trong năm 2023.

Đề xuất các giải pháp giữ chân doanh nghiệp

Trước việc nhiều doanh nghiệp thiếu đơn hang phải đóng cửa, dừng hoạt động, mới đây Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đang tổng hợp nội dung kiến nghị đến Bộ LĐTB&XH, Bảo hiểm Việt Nam, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam và các ban ngành liên quan, đề nghị trích Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp, miễn giảm phí công đoàn, giãn đóng bảo hiểm xã hội để hỗ trợ doanh nghiệp, giữ việc cho công nhân.

Thực tế, do biến động của tình hình thế giới khiến nhiều ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như da giày sụt giảm 20-30% đơn hàng; dệt may giảm 30-50%; chế biến gỗ giảm 70%; công nghiệp phụ trợ giảm 50%… Gần nửa triệu lao động chính thức bị ảnh hưởng trực tiếp. Nhiều doanh nghiệp cố gắng chưa cắt giảm công nhân song đã ngừng tăng ca, giảm giờ làm, cắt phép năm cho người lao động.

VCCI cho rằng, lúc này Nhà nước cần có chính sách giúp doanh nghiệp giữ chân, giữ việc cho lao động.
VCCI cho rằng, lúc này Nhà nước cần có chính sách giúp doanh nghiệp giữ chân, giữ việc cho lao động.

VCCI cho rằng, lúc này Nhà nước cần có chính sách giúp doanh nghiệp giữ chân, giữ việc cho lao động. Trong đó việc trích Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp là khả thi bởi đây là quỹ ngắn hạn và hiện kết dư khá nhiều, khoảng 55.750 tỷ đồng sau khi gia hạn hỗ trợ thêm hơn 414.000 lao động thuộc Nghị quyết 116 (gói 38.000 tỷ đồng) và quỹ vẫn đảm bảo an toàn. Nguồn quỹ này tăng hàng năm chủ yếu do hai bên đóng góp, hỗ trợ doanh nghiệp trên thực tế cũng là chi về cho người lao động.

VCCI nêu ý kiến, cơ quan chức năng có thể hỗ trợ trực tiếp chi phí cho doanh nghiệp đào tạo lại hoặc nâng cao tay nghề cho lao động trong thời gian phù hợp. Mục đích là giữ chân công nhân trong bối cảnh thiếu việc làm, thay vì để họ phải về quê, họ được tham gia các khóa đào tạo phù hợp với những vị trí việc làm mà doanh nghiệp đang bị thiếu hụt; sau này khi đơn hàng trở lại, các công ty cũng không phải tuyển mới.

Rút kinh nghiệm từ các gói hỗ trợ trước, dù có hỗ trợ đào tạo lại cho lao động nhưng doanh nghiệp rất khó tiếp cận vốn, có công ty mất 6 tháng làm hồ sơ, xây dựng phương án nhưng cuối cùng lại không được phê duyệt. Vì vậy, chính sách hỗ trợ ở thời điểm này cần đột phá hơn với điều kiện được nới lỏng hơn, như giãn đóng bảo hiểm xã hội để hỗ trợ doanh nghiệp, giữ việc cho công nhân.

Ngoài ra theo VCCI, nhiều doanh nghiệp kiến nghị được miễn giảm phí công đoàn. Thay vì chuyển nguồn kinh phí lên công đoàn cấp trên thì Nhà nước cho doanh nghiệp hoặc công đoàn cơ sở giữ lại để hỗ trợ cho lao động trong thời gian nhất định. Qua giai đoạn này, doanh nghiệp tiếp tục đóng góp đầy đủ.

Doanh nghiệp cũng qua VCCI kiến nghị Ngân hàng Nhà nước nới room tín dụng để doanh nghiệp được vay vốn chăm lo cho người lao động. Đồng thời, Chính phủ nới điều kiện cho vay gói hỗ trợ lãi suất 2%, bình ổn giá xăng dầu, điện để sản xuất được ổn định; kiến nghị xem xét gia hạn gói 26.000 tỷ đồng bởi nhiều chính sách hỗ trợ cho lao động lẫn doanh nghiệp phù hợp áp dụng trong thời điểm này.