Tuy nhiên, bất cập đã lộ rõ, nên ngày 3/3, Bộ GD&ĐT đã chính thức yêu cầu các tỉnh, TP dừng việc này.
Giải pháp tình thếKhó có thể hình dung hơn 27.000 giáo viên các bậc tiểu học, THCS, THPT được đào tạo khác hẳn giáo viên MN nay phải bắt đầu công việc không hề đơn giản là chăm trẻ, dạy trẻ MN... “Việc điều chuyển giáo viên phổ thông xuống dạy bậc MN chỉ là giải pháp tạm thời”, đây là khẳng định của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ. Bộ trưởng cho biết, hiện các địa phương báo cáo còn thiếu khoảng trên 30.000 giáo viên MN. Đào tạo bổ sung là cơ hội cho các trường sư phạm tái cơ cấu trong bối cảnh tuyển sinh khó khăn hiện nay.Giờ học môn Toán tại trường Tiểu học Uy Nỗ, Đông Anh. Ảnh: Trung Quý |
Trao đổi về vấn đề này, PGS.TS Nghiêm Đình Vỳ, nguyên Hiệu trưởng ĐH Sư phạm Hà Nội chỉ rõ, đào tạo sư phạm tràn lan, không đúng chuẩn đã dẫn tới dư thừa giáo viên, chất lượng kém. Điều này dẫn tới hiện trạng vừa được Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục, Bộ GD&ĐT báo cáo về tình trạng dôi dư, thiếu giáo viên xảy ra ở nhiều địa phương và có ở tất cả các cấp học MN, phổ thông.
Còn theo GS.TS Phạm Hồng Quang - Hiệu trưởng ĐH Sư phạm, ĐH Thái Nguyên, giáo viên MN chủ yếu là giáo dưỡng. Giáo viên không biết hát, không biết múa, không biết tiếp xúc với trẻ bằng tình cảm thì chắc chắn không thể dạy MN. “Với ngành MN, các trường tuyển rất kỹ, như đàn hát, thí sinh phải thể hiện con người mình giữa hội đồng. Nên việc điều chuyển giáo viên phổ thông là giải pháp tình thế, nhưng vẫn phải có bộ kiểm tra đầu vào để “đo”, phỏng vấn,... để chọn được người phù hợp” - GS.TS Phạm Hồng Quang nhấn mạnh.Lo ngại bồi dưỡng ngắn hạnVấn nạn bạo lực trẻ MN xảy ra liên tục thời gian qua càng làm phụ huynh, xã hội lo ngại về chất lượng giáo dục MN. Đặc biệt trước vấn đề điều chuyển giáo viên phổ thông xuống dạy bậc MN khiến không ít chuyên gia cho rằng, sẽ nhiều bất cập, khó phù hợp thực tế.Bà Hoàng Thanh Hương - Trưởng phòng Giáo dục MN (Sở GD&ĐT Hà Nội) cho biết, giáo dục MN của Hà Nội không thiếu giáo viên, do vậy không có sự điều chuyển này. Tuy nhiên, bà Hương cũng không khỏi băn khoăn: “Khi giáo viên MN được đào tạo chính thống vẫn còn chưa đạt yêu cầu bậc học thì những giáo viên bậc học khác chỉ bồi dưỡng ngắn hạn thì làm sao có thể đủ khả năng đứng lớp, xử lý hàng ngày những tình huống đặc thù chỉ xảy ra ở lứa tuổi MN”.Trước những lo ngại này, chiều 3/3, Bộ GD&ĐT đã có công văn yêu cầu các tỉnh dừng việc tổ chức bồi dưỡng và điều chuyển giáo viên phổ thông sang MN và để thực hiện việc điều chuyển này, Bộ GD&ĐT giao cho trường ĐH Sư phạm Hà Nội 1 thiết kế chương trình đào tạo để đào tạo lại văn bằng 2 cho giáo viên dôi dư. “Chương trình đào tạo bổ sung sẽ thống nhất toàn quốc, không có chuyện mỗi địa phương một chương trình. Giáo viên được đào tạo lại, ai đạt yêu cầu mới cho tốt nghiệp” – Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ chỉ đạo.