Giảm lãi suất có chặn được găm giữ USD?

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Giá USD đang là tâm điểm của giới đầu tư tài chính sau khi Ngân hàng Nhà nước (NHNN)...

Kinhtedothi - Giá USD đang là tâm điểm của giới đầu tư tài chính sau khi Ngân hàng Nhà nước (NHNN) quyết định giảm lãi suất áp dụng tiền gửi bằng USD của tổ chức (trừ tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài) từ 0,25%/năm xuống còn 0%/năm; mức lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi của cá nhân từ 0,75% xuống còn 0,25%/năm. Với mức giảm kịch sàn này, liệu có ngăn chặn tình trạng găm giữ ngoại tệ như mong muốn của NHNN hay không?

Kỳ vọng “kép”

Tỷ giá đã biến động mạnh trong tháng 8, sau khi đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc liên tục bị phá giá, và những thông tin từ việc Mỹ có thể tăng lãi suất. NHNN đã điều chỉnh mạnh tỷ giá trong tháng 8, với việc nới biên độ tổng cộng 2% và nâng tỷ giá liên ngân hàng thêm 1%. Từ đó đến nay, NHNN cũng đã bán ngoại tệ nhiều lần ra thị trường để can thiệp.

Tuy vậy, giá USD cũng không hạ nhiệt nhiều, giá bán ra liên tục tiến sát, rồi đụng trần 22.547 đồng/USD, mức dao động hàng ngày bình quân vẫn xung quanh 22.500 đồng. Lý giải từ phía các NH vẫn là động thái của nhiều DN xuất khẩu không bán ngoại tệ cho NH vì vẫn kỳ vọng tỷ giá sẽ tiếp tục tăng trong các tháng tới, dù NHNN đã cam kết sẽ không thay đổi tỷ giá đến cuối năm.
Giao dịch tại Chi nhánh Agribank Hà Nội.    Ảnh: Trần Việt
Giao dịch tại Chi nhánh Agribank Hà Nội. Ảnh: Trần Việt
Với quyết định lần này, NHNN kỳ vọng lãi suất tiền gửi USD giảm sẽ khiến cho việc nắm giữ đồng tiền này không mang lại nhiều lợi ích. Từ đó nhiều khả năng dòng tiền sẽ lại dịch chuyển sang VND, lượng cung USD tăng sẽ kéo tỷ giá giảm.

Sau thông tin về hạ lãi suất huy động bằng đồng USD, giá vàng trong nước và giá USD niêm yết tại các NH
“Trên lý thuyết là như vậy, còn thực tế lãi suất huy động VND có giảm được hay không thì phải chờ phản ứng của thị trường trong một thời gian nữa. Trường hợp lượng tiền USD dịch chuyển sang tiền VND đủ lớn thì lãi suất tiền gửi VND mới có thể hạ được”.
    Chuyên gia kinh tế  Nguyễn Trí Hiếu
thương mại khá yên ắng và không biến động quá mạnh so với cuối tuần trước. Cụ thể, Vietcombank và VietinBank niêm yết giá ở mức 22.455 đồng (mua) và 22.505 đồng (bán). BIDV niêm yết giá USD ở mức 22.455 đồng (mua) và 22.515 đồng (bán); Techcombank: 22.400 đồng (mua) và 22.520 đồng (bán); Eximbank: 22.430 đồng (mua) và 22.510 đồng (bán); DongABank: 22.470 đồng (mua) và 22.510 đồng (bán)…

Việc găm giữ ngoại tệ có thể sẽ giảm. Tuy nhiên, “cần phải có thời gian để quyết định giảm lãi suất của NHNN thẩm thấu đến thị trường”, một chuyên gia bình luận về hiệu quả của động thái hạ lãi suất đồng USD.

Trong khi đó, đa số các chuyên gia khác lại cho rằng, lãi suất huy động USD về mức 0% (áp dụng với tổ chức) sẽ làm giảm sức hấp dẫn của đồng USD, góp phần giữ ổn định tỷ giá, nhưng không có nghĩa là các tổ chức sẽ ồ ạt bán USD ra thị trường để đổi lấy tiền đồng.

Ông Đỗ Thiên Anh Tuấn - giảng viên Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright nhận xét, mức giảm lãi suất USD của tổ chức không lớn (từ 0,25% xuống mức 0%) chưa đủ dẫn tới chuyện đổi từ USD sang tiền đồng. Khoảng một vài năm nay, NHNN đã giữ lãi suất tiền gửi USD ở mức rất thấp để giảm tình trạng găm giữ ngoại tệ và đô la hóa. Với mức giảm này, tính ra phần lãi không đáng kể, trong khi người gửi tiền đã xác định ngay từ đầu gửi USD tại NH xem như một phương tiện cất giữ, tích lũy, đảm bảo sự đa dạng hóa nguồn tiền tiết kiệm.

Còn chuyên gia tài chính ngân hàng Cấn Văn Lực phân tích, cho vay ngoại tệ chỉ chiếm 10 - 11% trong tổng tín dụng cũng như tổng tiền tửi, cho nên hạ lãi suất USD cũng không tác động nhiều đến tín dụng chung của cả hệ thống. Theo ông Lực, việc giảm lãi suất huy động USD lần này chủ yếu nhằm hướng tới 2 mục đích: Thứ nhất, thực hiện lộ trình chống đô la hóa, giảm sức hấp dẫn của USD. Thứ hai, giảm một phần áp lực tỷ giá nếu có.

Hạ áp lực tăng lãi suất VND

 Việc hạ lãi suất đồng USD của NHNN ngoài mục tiêu chống đô la hóa, giảm áp lực lên tỷ giá còn nhằm đối phó với bài toán lãi suất, bởi vài tháng gần đây, lãi suất huy động tiền đồng có xu hướng tăng.

Ông Nguyễn Thanh Toại - Phó Tổng Giám đốc ACB cho biết: “Áp lực tăng lãi suất huy động tiền đồng đã xuất hiện và NHNN không muốn lãi suất tăng vào thời điểm này. Cách duy nhất để hạ lãi suất tiền đồng là khống chế khoảng cách giữa lãi suất của hai đồng tiền USD và VND” - ông Toại phân tích.

Thực tế, lãi suất tiền đồng không thể tăng trong thời điểm này, nhất là lạm phát đang rất thấp. Theo số liệu Tổng cục Thống kê vừa công bố, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cả nước trong tháng 9 tăng trưởng âm 0,21% so với tháng trước và ở mức thấp nhất trong vòng 10 năm qua. Nếu so với cuối năm 2014, CPI của 9 tháng năm nay chỉ tăng ở mức cực thấp là 0,4%, mức chưa từng có trong hàng thập kỷ nay.

Với quyết định này, NHNN vẫn giữ được chênh lệch lãi suất hai đồng tiền trên 5% ở mức đủ hấp dẫn cho người gửi tiền đồng trong khi lạm phát hiện chưa đến 1%.