Sử dụng di sản để dạy học không có nghĩa là học di sản – đó là quan điểm được đưa ra trong buổi tọa đàm giáo dục di sản tại di tích quốc gia Văn Miếu – Quốc Tử Giám sáng 16/5.
Đang học kiểu “người lớn dọa ma trẻ con”Theo TS Nguyễn Thành Nam – thành viên nhóm Cánh buồm – nhóm nghiên cứu thực tế về tính tương tác trong giáo dục di sản cho rằng: “Địa điểm để học tập thì nhiều mà nội dung thì ít”. 400 – 500 học sinh đến 1 địa điểm di tích được nghe một bản thuyết minh chung dành tất cả đối tượng khách du lịch. Tính tương tác hạn chế, vì thế nhiều học sinh, đặc biệt học sinh tiểu học chán và không còn tha thiết quay trở lại tìm hiểu lịch sử di tích lần 2.Tiết học ngoại khóa mang chủ đề: “Khám phá bức phù điêu Mãnh Hổ hạ sơn” của các học sinh Trường Tiểu học Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Ảnh: Lan Ngọc |
Để các giá trị di sản văn hóa Việt Nam không dạy theo cách chạy qua phong trào. Cách đây 5 năm, một số tổ chức từng nghiên cứu áp dụng dạy học sinh Trường Tiểu học Láng Thượng hiểu và bảo tồn rau húng Láng. Thế nhưng, hết dự án, chương trình cũng nghỉ. Rút kinh nghiệm, một vài năm trở lại đây Bảo tàng Lịch sử quốc gia Việt Nam, Trung tâm di sản Hoàng thành Thăng Long, Di tích Hỏa Lò và tới đây là Văn Miếu - Quốc Tử Giám nghiên cứu những chương trình giáo dục di sản riêng cho từng đối tượng học sinh. Có chương trình thành công, nhưng có chương trình làm theo kiểu lấy tư duy người làm văn hóa áp cho người làm giáo dục, khiến chương trình không khác gì kiểu “người lớn dọa ma trẻ con”.
Ông Đinh Thanh – Công ty du lịch Tùng Lâm lấy một ví dụ ở Khu di tích Yên Tử: “Muốn thu hút học sinh, có năm chúng tôi miễn toàn bộ vé cáp treo mùa hè cho học sinh sinh viên nhưng không ai đến. Hoặc các thầy Thiền viện Trúc Lâm chiêu đãi bữa trưa cho học sinh Uông Bí nhưng cũng chẳng ai mặn mà”. Nguyên nhân lấy hoạt động đến với di tích của người lớn để áp cho học sinh. Hoặc chương trình “Tìm hiểu lịch sử Việt Nam qua các Triều đại Phong kiến” có đến 10 năm hoạt động. Khi mới mở ra các trường hồ hởi kéo học sinh đến, hiện nay bắt đầu vắng lặng.Túc tắc phối hợpSáng 16/5, 2 chủ đề giáo dục di tích lần đầu tiên có sự kết hợp giữa cán bộ giáo dục và cán bộ nghiệp vụ thuyết minh di tích được công bố. Để chuẩn bị cho 2 chủ đề: Khám phá bức phù điêu Mãnh Hổ hạ sơn và Lớp học xưa tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám, các cô giáo của Trường Tiểu học Nghĩa Tân và Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt đã cùng cán bộ nghiệp vụ thuyết minh, học sinh mất nhiều buổi nhiệt tình chuẩn bị. Sáng tác vè, tập kịch, sưu tầm tranh, truyện về đề tài con hổ… là những bước cô và trò 2 trường tự trang bị trước khi bước vào tiết học ngoại khóa. Kết quả là trước và sau tiết học ngoại khóa, học sinh lớp 1 và học sinh lớp 4 của 2 trường tiểu học đều thích thú với cách học lịch sử không khô cứng. “Sau tham quan chúng tôi đặc biệt tâm đắc phản hồi kiến thức các con tiếp nhận bằng sản phẩm, phần trình bày, hoạt cảnh” – bà Trịnh Thị Chung Thủy – Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nghĩa Tân cho biết. Tuy nhiên, 2 chủ đề: Khám phá bức phù điêu Mãnh Hổ hạ sơn và Lớp học xưa mới chỉ là dự án nghiên cứu mang tính đơn lẻ giữa 2 đơn vị là Trung tâm Văn Miếu – Quốc Tử Giám và các trường học. Cô giáo Nguyễn Kim Toán – Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt thừa nhận: Phương pháp học di sản thú vị nhưng nếu không có khung chương trình cố định thì chúng tôi không bố trí được tiết học. Để phục vụ cho chủ đề: Lớp học xưa vừa rồi, chúng tôi phải lựa vào những tiết học phụ khác, hoặc tập ngoài giờ. Về lâu dài đây không thể là phương pháp tối ưu.Theo các chuyên gia giáo dục, nhiều trường học đã bắt đầu quan tâm giáo dục văn hóa di sản cho học sinh bằng thực tế, ngoài không gian trường học. Nhưng đó chỉ là những phương pháp đơn lẻ. Nếu không có sự phối hợp nghiên cứu từ hai Bộ GD&DT và Bộ VHTT&DL thì những chủ đề, dự án này dễ sôi động thời gian đầu rồi vắng lặng về sau.Chia sẻ về chương trình “Tìm hiểu lịch sử Việt Nam qua các Triều đại Phong kiến”, bà Phạm Mai Thủy - Bảo tàng Lịch sử quốc gia thừa nhận hoạt động của nội dung này đi theo lối mòn, không có sự kết hợp giữa chuyên gia giáo dục và chuyên gia văn hóa nên không thu hút được học sinh. |