Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Gỡ “nút thắt” giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Theo đánh giá của các cơ quan chức năng tại "Hội nghị giao ban trực tuyến giải...

Kinhtedothi - Theo đánh giá của các cơ quan chức năng tại "Hội nghị giao ban trực tuyến giải ngân vốn xây dựng cơ bản năm 2014 và kế hoạch năm 2015" ngày 23/12 của UBND TP Hà Nội, năm nay tình hình giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản đỡ căng hơn các năm trước là do các sở, ban, ngành phối hợp với Kho bạc Nhà nước TP chủ động việc đẩy nhanh việc thanh toán vốn đầu tư ngay từ đầu năm để giảm áp lực vào những tháng cuối năm.

Chủ động giải ngân giảm áp lực cuối năm

Tính đến ngày 23/12, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB) trên địa bàn Hà Nội đạt trên 90%, cao hơn cùng kỳ các năm trước.
Một đoạn dự án đường sắt đô thị đoạn Nhổn – ga Hà Nội đang được triển khai xây dựng.             Ảnh: Chiến Công
Một đoạn dự án đường sắt đô thị đoạn Nhổn – ga Hà Nội đang được triển khai xây dựng. Ảnh: Chiến Công
Theo ông Đào Thái Phúc - Giám đốc Kho bạc Nhà nước (KBNN) TP Hà Nội, thông thường hàng năm,  tình hình giải ngân vốn sẽ tập trung nhiều vào cuối năm, chính vì thế ngay từ đầu năm 2014, hệ thống KB đã triển khai nhiều biện pháp nhằm đảm bảo kiểm soát chi chặt chẽ, đúng chế độ của Nhà nước và tuyệt đối an toàn. TP đã chỉ đạo KB hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ đầu tư trong việc hoàn tất hồ
UBND TP văn bản 9752/UBND-KT yêu cầu thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 27/CT-TTG của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh công tác quyết toán dự án hoàn thành. Cụ thể, TP yêu cầu đối với 46 dự án thuộc cấp TP quản lý  đã bàn giao đưa vào sử dụng mà quá thời gian lập báo cáo quyết toán, UBND các huyện Thanh Oai, Gia Lâm, Sở NN&PTNN, Xây dựng, GTVT, VHTT&DL, Ban quản lý các dự án trọng điểm phát triển đô thị, Ban quản lý dự án đường sắt đô thị và Ban quản lý dự án Tả Ngạn khẩn trương lập báo cáo quyết toán theo quy định.
sơ, thủ tục thanh toán vốn; phối hợp chặt chẽ với chủ đầu tư xử lý các vướng mắc phát sinh, thực hiện tốt công tác thanh toán vốn theo quy định. Hệ thống KB áp dụng quản lý, kiểm soát cam kết chi giúp đơn vị sử dụng ngân sách kế hoạch hóa và quản lý các khoản chi tiêu trong phạm vi dự toán được phân bổ trong từng năm tài chính. Đối với các cơ quan quản lý, việc thực hiện cam kết chi đã góp phần đảm bảo ngân sách để thanh toán cho khoản đã cam kết, làm giảm nợ đọng vốn.

Tuy giải ngân vốn XDCB toàn TP đạt cao, song vẫn còn nhiều đơn vị giải ngân thấp hơn so với tình hình chung của TP như Sở GD&ĐT, Sở LĐTB&XH, KH&CN, NN&PTNN, TN&MT, Ban quản lý dự án hạ tầng tả ngạn, các quận, huyện Thanh Xuân, Hai Bà Trưng, Nam Từ Liêm, Đông Anh… Theo Giám đốc Sở KH& ĐT Ngô Văn Quý, một số dự án chưa giải ngân là do phải chờ quy hoạch xây dựng phân khu hoặc quy hoạch chuyên ngành được phê duyệt. Thêm vào đó, việc GPMB kéo dài cũng ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện. Riêng ngành giáo dục - đào tạo và y tế, hầu hết những dự án chưa giải ngân là những dự án chuyển tiếp, phải làm thủ tục điều chỉnh trước khi giải ngân. Tuy nhiên, về chủ quan, có thể nói nhiều ban quản lý dự án năng lực kém, chưa có kinh nghiệm, chuyên môn xây dựng, thẩm tra, thẩm định dự toán công trình… và nhiều dự án đã có khối lượng hoàn thành tương đối lớn nhưng không hoàn thiện thủ tục thanh toán cho nhà thầu đúng quy định.

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Văn Sửu nhắc nhở, chậm nhất đến ngày 31/1/2015, hệ thống kho bạc các địa phương sẽ "khóa sổ" việc giải ngân nguồn vốn đầu tư XDCB tập trung đã được giao. Điều đó đòi hỏi các cấp, ngành tăng cường kiểm tra tình hình thực hiện vốn của các chủ đầu tư, xử lý ngay các vướng mắc, nhất là đối với công tác GPMB; khắc phục tình trạng chậm trễ trong khâu nghiệm thu, thủ tục thanh toán vốn cũng như việc hoàn thiện các thủ tục đầu tư, đấu thầu, các dự án phải điều chỉnh tổng mức đầu tư, thiết kế, dự toán... "Giải ngân vốn đầu tư XDCB trên toàn TP đã đạt trên 90%, càng những ngày cuối năm càng phải quyết liệt, phấn đấu làm sao giải ngân đúng kế hoạch, giải quyết dứt điểm nợ XDCB".

Đẩy mạnh xã hội hóa

Theo báo cáo của Sở Tài chính, năm 2015, tình hình kinh tế dự báo còn khó khăn, nguồn vốn ngân sách dành cho XDCB còn hạn hẹp, Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Văn Sửu yêu cầu, các sở ngành, quận, huyện… khẩn trương, triển khai thực hiện quyết liệt ngay từ đầu năm nhiệm vụ kinh tế - xã hội và đầu tư XDCB.

Ông Lê Văn Dục - Giám đốc Sở Xây dựng cho biết, đến nay, Sở đã giải ngân được trên 100% vốn XDCB. Tuy vậy, trong số 22 dự án chờ thêm nguồn vốn có 3 dự án được kéo giãn thời gian đó là: Dự án Cung thiếu nhi, Nhà hát TP, Bệnh viện đa khoa 1.000 giường (sẽ khởi công vào năm 2015). Đáng chú ý, 6 dự án phế thải xây dựng chưa được bố trí vốn. Tốc độ đô thị hóa nhanh đang gây áp lực lớn đối với công tác vệ sinh môi trường trên địa bàn TP. Sở XD đề xuất, TP ưu tiên 2 dự án rác thải ở Hoài Đức, còn lại 2 dự án khác cũng ở huyện này và 2 dự án ở Đan Phượng sẽ thực hiện xã hội hóa. Bên cạnh rác thải, nước thải sinh hoạt cũng được đại diện nhiều địa phương cho là vấn đề nóng cần giải quyết cần đẩy mạnh công tác đầu tư.

Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Văn Sửu cho hay, quý 1/2015, TP tiếp tục phát hành trái phiếu xây dựng Thủ đô để bổ sung nguồn vốn ngân sách cho TP. Tuy vậy, trong kế hoạch phân bổ nguồn vốn XDCB, Hà Nội ưu tiên giải ngân vốn cho các dự án trọng điểm, công trình hạ tầng khung, bảo vệ môi trường, xây dựng nông thôn mới. Đặc biệt, khi nguồn vốn ngân sách còn hạn hẹp, phải tăng cường khuyến khích xã hội hóa nhằm thu hút mọi nguồn lực. Phó Chủ tịch nhấn mạnh: "Ngân sách nếu chưa có thì tính toán tập trung làm 1 - 2 dự án để làm mẫu, còn lại tập trung cho xã hội hóa". Dự kiến cuối tuần này, TP sẽ họp để thay thế Quyết định 25/QĐ - UBND về xã hội hóa rất nhiều lĩnh vực y tế, giáo dục… "Tới đây, vấn đề xã hội hóa sẽ thay đổi, cần có cơ chế đặc thù cho chủ trương này. Các sở, ngành phải phân cấp quản lý mạnh hơn nữa cho địa phương; Tạo cơ chế chính sách hợp lý để thu hút các nguồn lực cùng tham gia đầu tư. Sau này cơ chế ngân sách TP chỉ góp 20% còn lại là xã hội hóa"- Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Văn Sửu nhấn mạnh.