Tính đến thời điểm này, Hà Nội đã hoàn thành đề án xóa 5.523 phòng học tạm và cấp 4 xuống cấp tại các huyện, đồng thời xây mới 994 phòng học bổ sung cho các trường còn thiếu. Cùng với đó, hàng loạt dự án đầu tư xây mới phòng bộ môn, thư viện, nhà giáo dục thể chất đã hoàn thiện, đưa 4.817 phòng học vào sử dụng. 36 trường xây mới (15 trường mầm non, 10 trường tiểu học và 11 trường THCS) cũng vừa hoàn thành. Các dự án có vốn đầu tư lớn như trường TCCN Đa ngành Sóc Sơn, TT GDTX Thanh Xuân, TTKT TH Phúc Thọ... cũng kịp tuyển sinh năm học mới.
Theo ông Nguyễn Hiệp Thống, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT Hà Nội, thành phố vừa hoàn thành 1.308 công trình nhà vệ sinh, kịp thời cho năm học 2011 - 2012. 100% trường tại vùng Hà Nội cũ hoàn thành áp dụng tiêu chuẩn mới về chiếu sáng học đường. Sở GD&ĐT đang trình thành phố xin phê duyệt đầu tư hệ thống đường điện trung thế và trạm biến áp cho 49 trường không đủ điện áp với tổng mức đầu tư hơn 40 tỉ đồng. Đồng thời, tiếp tục đầu tư cho các trường học ở khu vực Hà Nội mở rộng. Sở cũng trích từ kinh phí chương trình mục tiêu quốc gia và kinh phí ngoài định mức 144.480 triệu đồng, trang bị thiết bị cho các phòng học bộ môn và thay thế bàn ghế học sinh theo tiêu chuẩn mới cho các trường.
Tuy nhiên, Hà Nội vẫn chưa thể thoát khỏi những khó khăn của việc thiếu trường, thiếu lớp. Điều này không chỉ diễn ra ở khu vực ngoại thành, mà nhiều trường thuộc các quận Ba Đình, Hoàn Kiếm như Bà Triệu, Lê Văn Tám... Cùng với đó, toàn thành phố còn 6 phường chưa có trường mầm non. Sự quá tải về sĩ số, lớp học đã gây nên nhiều bức xúc trong dư luận. Theo lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nội: Năm 2011, ngành sẽ hoàn thiện qui hoạch mạng lưới trường học để thành phố phê duyệt, hi vọng từng bước giải quyết ổn thỏa vấn đề trường, lớp.
Tiếp tục tuyển dụngbổ sung giáo viên
Điều dễ nhận thấy là sự chênh lệch về trình độ đào tạo của giáo viên các cấp học, ngành học, nhất là giữa khu vực ngoại thành với các quận nội thành đang dần được khỏa lấp. Đến nay, hơn 80.000 giáo viên đều đã đạt chuẩn (100%). Số giáo viên có trình độ đào tạo trên chuẩn tăng so với năm học trước (92,9% ở tiểu học, 59,5% ở THCS, 35,4% ở mầm non). Năm nay, thành phố cũng dành 16,5 tỉ đồng để đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, những nỗ lực ấy đã tạo nên mặt bằng chung về chất lượng đội ngũ.
Theo lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nội, hiện giáo viên ở khu vực ngoại thành, môn nhạc, họa và ngoại ngữ ở cấp tiểu học vẫn thiếu. Đặc biệt, giáo viên bậc mầm non đang rất khó tuyển dụng. Bà Hoàng Thị Kim Phượng, Phó Trưởng phòng GD&ĐT quận Long Biên cho biết: Quận được thành phố duyệt 246 chỉ tiêu giáo viên mầm non năm 2011 tuy nhiên, cả quận mới chỉ tuyển được 144 giáo viên. Tại quận Đống Đa, cũng chỉ tuyển được 131 trên tổng chỉ tiêu được giao là 158 giáo viên mầm non... Đây cũng là một khó khăn ngành giáo dục phải đối mặt trong năm học mới.
Để bổ sung đội ngũ, trong tháng 9/2011, Hà Nội tiếp tục rà soát biên chế, tuyển dụng thêm 7.502 người, trong đó giáo viên là 6.887, khắc phục tình trạng nơi thiếu, nơi thừa về số lượng giáo viên hoặc “đứng nhầm” bục giảng về trình độ.
* Năm học 2011 - 2012, Hà Nội có 2.502 trường và cơ sở giáo dục, với 1.420.471 học sinh (tăng trên 40.000 học sinh), gần 80.000 giáo viên. lNăm học 2011 - 2012, Sở GD - ĐTtập trung tăng cường quản lý thu chi tài chính, đặc biệt là các khoản thu tự nguyện, thỏa thuận. Trong đó, khoản thu tự nguyện dù là do phụ huynh đứng ra thu, nhà trường vẫn phải có người tham gia để quản lý chi tiêu. Quan điểm của Sở là kiên quyết xử lý đối với những khoản thu sai qui định, nếu đã thu rồi thì yêu cầu trả lại. Ngay trong tháng 9/2011 Sở sẽ đẩy mạnh thanh kiểm tra đột xuất việc thực hiện tại các trường. Bà Phạm Thị Hồng Nga Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội |