Ảnh minh họa.
|
UBND TP Hà Nội vừa ban hành kế hoạch triển khai công tác an toàn thực phẩm (ATTP) năm 2016. Mục tiêu trong năm 2016 mà Thành phố đề ra là duy trì và phát triển vùng rau an toàn với quy mô tăng thêm 500ha. Bên cạnh đó, Hà Nội cũng có cơ chế hỗ trợ duy trì, xây dựng mới chuỗi thực phẩm an toàn nông lâm thủy sản; hỗ trợ xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm đảm bảo an toàn thực phẩm.
Được biết, năm 2015, Hà Nội có hơn 12.000ha rau, trong đó chỉ có khoảng hơn 5.000ha rau được quản lý theo mô hình rau an toàn, số còn lại là sản xuất nhỏ lẻ. Song song với mục tiêu sản xuất an toàn, thành phố cũng đặt mục tiêu trong năm 2016, 100% ban chỉ đạo quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn được bồi dưỡng kiến thức và 89% có kiến thức thực hành đúng về quản lý ATTP; phấn đấu 80% người sản xuất, kinh doanh thực phẩm có kiến thức thực hành đúng về ATTP; 79% người tiêu dùng có kiến thức đúng về ATTP. 100% cán bộ làm công tác ATTP cấp thành phố, quận, huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn được cập nhật kiến thức về quản lý, chuyên môn kỹ thuật về ATTP. Tỷ lệ cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm diện được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP ngành Y tế đạt 78%, ngành Công thương đạt 80%. Tỷ lệ cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh nông lâm sản, thủy sản được kiểm tra phân loại, đủ điều kiện ATTP được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP tuyến thành phố đạt 90%, tuyến quận, huyện đạt 70%, tuyến xã, phường, thị trấn đạt 40%. 100% cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống tuyến quận, huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn được kiểm tra, trong đó, 83,2% đạt điều kiện ATTP. Phấn đấu 60% số doanh nghiệp sản xuất thực phẩm thuộc ngành công thương được hướng dẫn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến HACCP, ISO 22000. 100% vụ ngộ độc thực phẩm báo cáo được điều tra, xử lý kịp thời. Khống chế tỷ lệ ngộ độc thực phẩm dưới 6 ca trên 100.000 dân.
Được biết, năm 2015, Hà Nội có hơn 12.000ha rau, trong đó chỉ có khoảng hơn 5.000ha rau được quản lý theo mô hình rau an toàn, số còn lại là sản xuất nhỏ lẻ. Song song với mục tiêu sản xuất an toàn, thành phố cũng đặt mục tiêu trong năm 2016, 100% ban chỉ đạo quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn được bồi dưỡng kiến thức và 89% có kiến thức thực hành đúng về quản lý ATTP; phấn đấu 80% người sản xuất, kinh doanh thực phẩm có kiến thức thực hành đúng về ATTP; 79% người tiêu dùng có kiến thức đúng về ATTP. 100% cán bộ làm công tác ATTP cấp thành phố, quận, huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn được cập nhật kiến thức về quản lý, chuyên môn kỹ thuật về ATTP. Tỷ lệ cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm diện được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP ngành Y tế đạt 78%, ngành Công thương đạt 80%. Tỷ lệ cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh nông lâm sản, thủy sản được kiểm tra phân loại, đủ điều kiện ATTP được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP tuyến thành phố đạt 90%, tuyến quận, huyện đạt 70%, tuyến xã, phường, thị trấn đạt 40%. 100% cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống tuyến quận, huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn được kiểm tra, trong đó, 83,2% đạt điều kiện ATTP. Phấn đấu 60% số doanh nghiệp sản xuất thực phẩm thuộc ngành công thương được hướng dẫn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến HACCP, ISO 22000. 100% vụ ngộ độc thực phẩm báo cáo được điều tra, xử lý kịp thời. Khống chế tỷ lệ ngộ độc thực phẩm dưới 6 ca trên 100.000 dân.