Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Hà Nội thanh kiểm tra phòng chống lụt bão

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Chi cục Trưởng Chi cục Đê điều và Phòng, chống lụt bão Hà Nội Đỗ Đức Thịnh cho biết: Trong tháng 6 này, Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão (PCLB) thành phố tổ chức 13 đoàn kiểm tra công tác phòng chống lụt bão tại địa bàn các quận, huyện, thị xã; kiểm tra và xử lý các vụ vi phạm Luật Đê điều; tiến hành kiểm tra, xem xét, kiến nghị xử lý đối với các vụ vi phạm đã được lập biên bản và phối hợp với chính quyền các địa phương xử lý những vụ vi phạm pháp luật đê điều phát sinh, tồn đọng.

Kinhtedothi - Chi cục Trưởng Chi cục Đê điều và Phòng, chống lụt bão Hà Nội Đỗ Đức Thịnh cho biết: Trong tháng 6 này, Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão (PCLB) thành phố tổ chức 13 đoàn kiểm tra công tác phòng chống lụt bão tại địa bàn các quận, huyện, thị xã; kiểm tra và xử lý các vụ vi phạm Luật Đê điều; tiến hành kiểm tra, xem xét, kiến nghị xử lý đối với các vụ vi phạm đã được lập biên bản và phối hợp với chính quyền các địa phương xử lý những vụ vi phạm pháp luật đê điều phát sinh, tồn đọng.

 
Khu vực Thanh Trì, Hoàng Mai có nhiều giếng giảm áp nhằm xử lý hiện tượng mạch đùn, mạch sủi đe dọa sự an toàn của tuyến đê hữu sông Hồng đang bị nhà dân lấn chiếm. Ảnh: Xuân Trường/TTXVN
Khu vực Thanh Trì, Hoàng Mai có nhiều giếng giảm áp nhằm xử lý hiện tượng mạch đùn, mạch sủi đe dọa sự an toàn của tuyến đê hữu sông Hồng đang bị nhà dân lấn chiếm. Ảnh: Xuân Trường/TTXVN
Ngoài ra, Chi cục còn thường xuyên kiểm tra hệ thống đê, kè, công trình thủy lợi để phát hiện và xử lý kịp thời những sự cố có thể xảy ra; tăng cường phối hợp triển khai công tác giải tỏa, xử lý những trường hợp vi phạm pháp luật về đê điều, thủy lợi, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho các công trình thuỷ lợi, đê điều trên địa bàn. Trong tuần qua, trên địa bàn thành phố phát sinh 8 vụ vi phạm Luật đê điều, các vụ vi phạm đã được lập biên bản để xử lý.

Ông Thịnh cũng cảnh báo thời tiết năm nay diễn biến bất thường như: nắng nóng, mưa cục bộ rất lớn (đạt mức 94mm trong 2 tiếng), do vậy cần hết sức chủ động phòng, chống bão mạnh, mưa lớn cục bộ, lũ cao và sạt lở đất có thể xảy ra trên địa bàn thành phố.

Theo nhận định về tình hình khí tượng, thủy văn năm 2014, số lượng bão và áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) ảnh hưởng trực tiếp đến nước ta có khả năng xấp xỉ trung bình nhiều năm (TBNN) và thấp hơn năm 2013 (với số cơn bão ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam có khả năng 5-6 cơn). Trong đó, các tỉnh đồng bằng Bắc bộ có khả năng chịu ảnh hưởng trực tiếp 2-3 cơn bão hoặc ATNĐ; thời gian ảnh hưởng chủ yếu tập trung vào các tháng: 7,8 và 9. Về thủy văn, dự báo đỉnh lũ cao nhất năm 2014 phổ biến ở mức thấp hơn TBNN. Theo đó, tại sông Hồng đỉnh lũ thấp hơn đỉnh lũ TBNN và cao hơn đỉnh lũ năm 2013 (cụ thể: tại Sơn Tây ở mức 11,2-11,7m (TBNN là 13,85mm); tại Hà Nội trị số 8,5-9,0m (TBNN: 10,98m). Còn trên sông Đáy tại Ba Thá (loại trừ khả năng phân lũ sông Hồng vào sông Đáy) đỉnh lũ cao nhất năm 2014 có khả năng ở mức đỉnh lũ TBNN có trị số 4,8-5,3m (TBNN là 4,77m). Dự báo, thời gian xuất hiện đỉnh lũ tại hệ thống sông Hồng vào tháng 7 hoặc tháng 8; sông Đáy vào tháng 8 hoặc tháng 9.