Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Hà Nội tiếp tục đẩy mạnh thu hút đầu tư, cải thiện môi trường kinh doanh

Nha Trang - Thanh Hải
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Tại Kỳ họp thứ 6- HĐND Thành phố Hà Nội khóa XV, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Quốc Hùng-đã trình bày báo cáo tóm tắt Đánh giá bổ sung các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội 2017, kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2018 và nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm.

Chỉ số năng lực cạnh tranh tăng hạng

Đánh giá bổ sung các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2017, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Quốc Hùng cho biết, tổng hợp kết quả đạt được cả năm 2017 cho thấy những nhận định, đánh giá đã báo cáo HĐND Thành phố cơ bản phù hợp, trong đó, có thêm 1 chỉ tiêu vượt kế hoạch là chỉ tiêu giảm hộ nghèo, nâng tổng số lên 7/20 chỉ tiêu vượt kế hoạch.

Trong 6 tháng đầu năm 2018, kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định; thu hút đầu tư tiếp tục tăng, tổng vốn đầu tư xã hội tăng 9,9% so với cùng kỳ, ước đạt 128,9 nghìn tỷ đồng; các tổ chức tín dụng trên địa bàn hoạt động tốt, đảm bảo cung ứng vốn cho sản xuâí kinh doanh; giá cả hàng hóa và dịch vụ ôn định; công nghiệp, thương mại và du lịch tăng mạnh so với cùng kỳ; nông nghiệp phát triên tốt, hướng vào chất lượng...
  Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Quốc Hùng báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm; nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2018 của thành phố Hà Nội
Theo số liệu công bố của Tổng cục Thống kê, tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn 6 tháng đầu năm theo phương pháp tính mới tăng 7,07%, cao hơn mức tăng 6 tháng đầu năm 2017 (6,64%). Trong đó, hầu hết các nhóm ngành tăng cao hơn cùng kỳ. Cụ thể, dịch vụ tăng 7,04%, so với cùng kỳ ở mức 6,47%); công nghiệp - xây dựng tăng 7,72%, (cùng kỳ 7,14%)… Giá cả thị trường ôn định, chỉ số giá tiêu dùng bỉnh quân 6 tháng đầu năm tăng khoảng 3,23%-3,34%, thấp hon cùng kỳ (3,86%). Cung ứng hàng hóa phát triển tốt, đáp ứng đa dạng nhu cầu nhân dân; không xảy ra hiện tượng thiếu hàng và tăng giá đột biến trong các dịp cao điểm do chủ động dự trữ hàng hóa, kiêm soát, nắm bắt chặt chẽ tình hình giá cả và tổ chức tốt hệ thống phân phối, nhất là các khu vực nông thôn, các xã miền núi.

Hoạt động tín dụng, ngân hàng trên địa bàn ổn định, đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống nhân dân, đóng góp tích cực cho phát triên kinh tế xã hội; nợ quá hạn được kiếm soát ở mức 2,82% tống dư nợ. Trong 6 tháng đầu năm, vốn huy động của các tô chức tín dụng trên địa bàn ước đạt 2,81 triệu tỷ đồng, tăng 6,43% so vói 31/12/2017, dư nợ cho vay ước đạt 1,72 triệu tỷ đồng, tăng 7,33% so với thời điểm 31/12/2017.

Kim ngạch xuất khẩu tiếp tục tăng trưởng, ước 6 tháng đạt 6,16 tỷ USD, tăng 10,4% cùng kỳ. Lượng khách quốc tế có lưu trú đến Thủ đô đạt 2,21 triệu lượt, tăng 27% (nếu gộp cả khách không lưu trú đạt 3,07 triệu lượt, tăng 26%); đáng chú ý, khách đến với mục đích du lịch, nghỉ dưỡng tăng 34% so cùng kỳ, chủ yếu bằng đường hàng không (tăng 30,9%). Lượng khách du lịch nội địa được duy trì; 6 tháng đầu năm khách nội địa có lưu trú ước đạt 5,63 triệu lượt, tăng 14,6%. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 39,2 nghìn tỷ đồng, tăng 9,3%. Công suất sử dụng phòng khách sạn trung bình đạt 66,4%, tăng 2,8% so với cùng kỳ; tăng 4,12% so với đầu năm 2018.

Tháo gỡ khó khăn cho DN, cải thiện môi trường đầu tư

Thu hút đầu tư, tháo gỡ khó khăn cho DN, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh tiếp tục được UBND Thành phố quan tâm chỉ đạo toàn diện. Thành phố đẩy mạnh xúc tiến kêu gọi đầu tư các dự án mới, đồng thời, tích cực đôn đốc các cơ quan chuyên môn hỗ trợ nhà đầu tư tháo gỡ khó khăn trong quá trình thực hiện dự án. Các chỉ số tổng hợp về năng lực cạnh tranh và cải cách hành chính năm 2017 tiếp tục tăng hạng và giữ vị trí cao so với các tỉnh, thành phố. Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) đứng vị trí 13/63 (tăng 1 bậc); Chỉ số Cải cách hành chính (PAR Index) đứng vị trí 2/63 (tăng 1 bậc). Tổ chức Hội nghị “Hà Nội 2018 - hợp tác đầu tư và phát triển” ngày 17/6/2018.

Tổng vốn đầu tư xã hội ước thực hiện 128,9 nghìn tỷ đồng, tăng 9,9%; thu hút đầu tư nước ngoài ước đạt 1,2 tỷ USD, tăng 9,4%; lũy kế đến nay có 4.325 dự án FDI còn hiệu lực, tổng vốn 27,94 tỷ USD, trong đó đã giải ngân khoảng 15,4 tỷ USD. Các dự án đầu tư vốn ngoài ngân sách ước thực hiện 60 dự án, tồng mức đầu tư ước đạt 80 nghìn tỷ đồng, giảm 38% về số dự án nhưng tăng 19% về vốn; có 15 dự án điều chỉnh quy mô vốn, tăng 2,5 nghìn tỷ đồng. Đối với các dự án theo hình thức PPP, đã phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi 1 dự án, cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư 2 dự án, nâng tổng sổ dự án đầu tư theo hình thức

Khuyến khích thành lập DN, phát triển kinh tế tư nhân được quan tâm chỉ đạo toàn diện; đã trình HĐND Thành phố xem xét, phê duyệt đề án phát triên doanh nghiệp và khuyến khích chuyến đổi hộ kinh doanh thành công ty; duy trì thực hiện 100% hồ sơ đăng ký kinh doanh qua mạng, đồng thời đảm bảo thời gian xừ lý các thủ tục hành chính liên quan trong vòng 3 ngày (trừ giải thể doanh nghiệp). Ước tính trong 6 tháng đầu năm 2018, có 12,1 nghìn DN thành lập mới, tồng vốn đãng ký 124 nghìn tỷ đồng, giảm 3% về số lượng nhưng tăng 31 % về vốn so với cùng kỳ; có 1,940 doanh nghiệp hoạt động trở lại, giảm 1,5% so cùng kỳ…
  Kỳ họp thứ 6 HĐND Thành phố khóa XV, nhiệm kỳ 2016 - 2021 từ ngày 4 đến ngày 6/7/2018
Thu ngân sách tăng, chi tiết kiệm

Thu NSNN 6 tháng đầu năm ước đạt 120 nghìn tỷ đồng, đạt 50,4% dự toán, tăng 19% so với cùng kỳ. Trong đó: thu từ dầu thô 1,5 nghìn tỷ đồng, đạt 80,2% dự toán, tăng 23,7% so vói cùng kỳ; thu nội địa 111,2 nghìn tỷ đồng, đạt 51,4% dự toán, tăng 21,9% so với cùng kỳ.

Thành phố đã chỉ đạo điêu hành chi ngân sách đúng quy định, tiết kiệm, đáp ứng nhiệm vụ chi thường xuyên cũng như đột xuất; kịp thời xây dựng và ban hành cơ chế tài chính theo các chính sách mới; trình HĐND Thành phố xem xét quyết nghị một số cơ chê tài chính đáp ứng tình hình mới. Tống chi ngân sách địa phương 6 tháng đầu năm ước thực hiện 31,1 nghìn tỷ đồng, đạt 32,7% dự toán, tăng 18,7% so với cùng kỳ, trong đó: chi đầu tư phát triển 14,2 nghìn tỷ đồng, đạt 33,6% dự toán, tăng 26,7%, các khoản chi thường xuyên 16,8 nghìn tỷ đồng, đạt 38,2% dụ’ toán và tăng 10,6%. Chỉ đạo khẩn trương triển khai các thủ tục đầu tư, thi công và giải ngân vốn XDCB ngay từ đầu năm, đến nay giải ngân vốn XDCB toàn Thành phố ước thực hiện 13,2 nghìn /40.791 tỷ đồng, đạt 32,5% dự toán, tăng 27,5% cùng kỳ.

Công tác cấp nước sạch được đặc biệt quan tâm

Về quản lý và phát triển đô thị, trật tự an toàn giao thông được đảm bảo, tiếp tục quan tâm phát triển giao thông công cộng, đâu tư mới phương tiện và mở mới các tuyến xe buýt; thí điêm một sô phương thức quản lý vận tải mới như: bố trí 6 điếm dừng đón trả khách cho xe taxi tại 2 tuyến phố Lý Thường Kiệt và Trần Hung Đạo; thí điểm quản lý 25.780 xe họp đồng dưới 9 chỗ theo hình thức Uber, Grab...

Tiếp tục hoàn thiện và tô chức thực hiện các đồ án, đề án, quy hoạch, kế hoạch và quy định về lĩnh vực giao thông trên địa bàn. Chỉ đạo đấy nhanh tiến độ các công trình giao thông trọng điểm; đã khởi công xây dựng đường trên cao và mở rộng đoạn đi bằng trên vành đai 2 từ cầu Vĩnh Tuy đến Ngã Tư Sở. Trật tự đô thị được duy trì thường xuyên…

Đặc biệt, công tác cấp nước sạch được đặc biệt quan tâm. Ước đến hết tháng 6/2018, tỷ lệ dân cư được cung cấp nước sạch khu vực 12 quận nội thành đạt xấp xỉ 100%, khu vực nông thôn đạt 52% (chỉ tiêu năm 2018 là 55%). Đã hoàn thành nâng công suất nhà máy nước mặt Bắc Thăng Long - Vân Trì lên 100.000 m3/ngày đêm; đưa vào vận hành giai đoạn 1 Nhà máy nước Ba Vì công suất 10.000 m3/ngày đêm; triển khai dự án cấp nước Dương Nội công suất 30.000m3/ngày đêm... kịp thời bô sung nguồn cấp nước hiện tại, đảm bảo cung câp đủ nước sạch cho nhân dân trong mùa hè. Các dự án cấp nước nguồn theo Quy hoạch và dự án mạng cấp nước sạch nông thôn tiếp tục được Thành phố đôn đốc và tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư để triển khai đúng tiến độ.

Thoát nước và xử lý nước thải được duy trì tốt, Đã hoàn thành công tác cải tạo môi trường nước hồ Hoàn Kiêm và tiếp tục thực hiện đối với hệ thống hồ trên địa bàn. Tiên độ xây dựng và giải quyết tồn tại về trạm xử lý nước thải tập trung tại các cụm công nghiệp đã đi vào hoạt động còn khó khăn, đến nay đạt 55,8% (chỉ tiêu năm 2018 đạt 60,5%; năm 2020 đạt 100%).

Công tác vệ sinh môi trường được đổi mới phương thức mới, tổ chức đấu thầu cung cấp dịch vụ theo hướng tăng cường cơ giới hóa, kết hợp tuyên truyền vận động nhân dân bỏ rác đúng giờ, đúng nơi quy định. Đã đưa vào hoạt động 2 điểm nghiền phế thải xây dựng; hoàn thành đưa vào quản lý, vận hành trên 100 nhà vệ sinh công cộng bằng vốn xã hội hóa. Đến cuối tháng 6/2018, tỷ lệ thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt đạt 98% tại 12 quận nội thành và thị xã Sơn Tây, khu vực nông thôn đạt 88%. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các khu xử lý chất thải rắn bằng công nghệ tiên tiến, hiện đại, tránh phát sinh ô nhiễm môi trường thứ cấp; đồng thời tiếp tục hoàn thiện điều chỉnh cục bộ quy hoạch xử lý chất thải rắn Thủ đô.

Đẩy mạnh toàn diện cải cách hành chính

Sáu tháng đầu năm, cải cách thủ tục hành chính (TTHC) tiếp tục được đẩy mạnh toàn diện. Thành phố đã thông qua phương án đon giản hóa đôi với 61 TTHC thuộc 07 lĩnh vực quản lý nhà nước; công bố một số TTHC được sửa đổi, bổ sung. Đến nay, tống số TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của các các cấp, các ngành thuộc Thành phố là 1.915 thủ tục. Thành phố là tỉnh, thành đầu tiên ban hành quy định về việc thực hiện cơ chế “một cửa” và “một cửa liên thông” đối vơi các đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp, hợp tác xã có cung ứng dịch vụ công.

Giao tự chủ chi thường xuyên các đơn vị sự nghiệp công lập theo ngành, lĩnh vực, đến nay đã thực hiện được 108 đơn vị với 8.761 biên chế; chỉ đạo các cơ quan, đơn vị vị đăng ký kế hoạch tự chủ giai đoạn 2017-2021 làm cơ sở giảm chi ngân sách, giảm biên chế, nâng cao hiệu quả hoạt động. Thực hiện chuyển đổi 5 đơn vị sự nghiệp thành công ty cố phần.

Từng bước hình thành các điều kiện phát triển thành phố thông minh

Về thông tin, truyền thông, trong các tháng cuối năm, Thành phố Hà Nội tiếp tục tăng cường công tác quản lý nhà nước về báo chí, xuất bản, thông tin, tuyên truyền. Theo dõi, quản lý thông tin trên hệ thống báo điện tử, báo viết, mạng xã hội đế kịp thời xử lý các vấn đề báo chí phản ánh và dư luận quan tâm, góp phần định hướng, tạo sự đồng thuận trong triển khai các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố. Triển khai các giải pháp phát triển hạ tầng và các dịch vụ bưu chính, viễn thông…

Tổ chức triển khai Trung tâm điều hành thông minh để từng bước hình thành các điều kiện phát triển thành phố thông minh. Duy trì và mở rộng các dịch vụ thực hiện trên hệ thống “Một cửa” điện tử dùng chung 3 cấp kết nối hệ thống dịch vụ công trực tuyến. Tiếp tục tăng tỷ lệ các dịch vụ công trực tuyến, phấn đấu đạt 55%; đồng thời có biện pháp, chính sách khuyến khích người dân tham gia sử dụng các dịch vụ công trực tuyên đã triến khai thành công.