Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Hà Nội tiếp tục đổi mới hoạt động xúc tiến thương mại, sản phẩm nông sản

Tuyết Nhi
Chia sẻ Zalo

Trong năm 2023, Hà Nội nhận được đề nghị của 12 tỉnh, TP về phối hợp, hỗ trợ cung cấp danh sách trên 2.000 sản phẩm nông sản, sản phẩm OCOP đến hệ thống phân phối, siêu thị, đơn vị quản lý, điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP của Hà Nội…

Từ đầu năm 2023 đến nay, nhiều sự kiện kết nối, xúc tiến, quảng bá nông sản, hàng hóa đã được các sở, ngành, địa phương của Hà Nội triển khai nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã tiêu thụ sản phẩm, thực hiện hiệu quả kích cầu tiêu dùng, tăng tổng mức bán lẻ…  
Từ đầu năm 2023 đến nay, nhiều sự kiện kết nối, xúc tiến, quảng bá nông sản, hàng hóa đã được các sở, ngành, địa phương của Hà Nội triển khai nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã tiêu thụ sản phẩm, thực hiện hiệu quả kích cầu tiêu dùng, tăng tổng mức bán lẻ…  

Với dân số 10,7 triệu người đang sinh sống, học tập, làm việc, Hà Nội là thị trường lớn về tiêu thụ sản phẩm trái cây, nông sản. Người tiêu dùng Thủ đô ưa chuộng sản phẩm đặc sản, rõ nguồn gốc xuất xứ, có thương hiệu, sẵn sàng chấp nhận mức giá cao hơn so với sản phẩm cùng loại ngoài thị trường. Đây sẽ là cơ hội rất lớn cho nông sản, trái cây các địa phương.

Thời gian qua, ngành Công Thương Hà Nội đã phối hợp với các tỉnh, TP triển khai nhiều giải pháp thiết thực, hỗ trợ quảng bá, giới thiệu, kết nối sản phẩm tại các sự kiện… Qua đó, đã có trên 100 mã sản phẩm mới được các kênh phân phối lớn của Hà Nội kết nối, tiêu thụ.

Theo Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch TP Hà Nội (HPA) cũng tích cực hỗ trợ doanh nghiệp quảng bá, giới thiệu sản phẩm, kết nối đối tác thông qua các chương trình Tuần hàng, Festival. Quảng bá, xúc tiến phục hồi du lịch thông qua Lễ hội du lịch, lễ hội ẩm thực… Đẩy mạnh liên kết, hợp tác, kết nối cung cầu với các tỉnh, TP trong cả nước, với các tổ chức, đối tác quốc tế.

“Trung tâm đã trở thành đầu mối giao thương, kết nối trực tuyến với doanh nghiệp Trung Quốc, Mỹ, Hà Lan, Anh, Singapore, Ấn Độ, Maroc… trong lĩnh vực nông sản, giày dép, dệt may. Đặc biệt, HPA đã tổ chức Hội nghị Xúc tiến đầu tư, thương mại với Chủ đề "Hà Nội - Viêng Chăn, Hợp tác cùng phát triển", Hội nghị xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch "Đối thoại Hà Nội - Hàn Quốc 2022" - Giám đốc HPA Nguyễn Ánh Dương cho biết.

Theo ông Nguyễn Ánh Dương, các hoạt động xúc tiến đã góp phần tăng cường hoạt động liên kết vùng, kết nối cung-cầu hàng hóa giữa TP Hà Nội và các tỉnh, TP, tìm đầu ra bền vững cho hàng Việt tại thị trường trong nước và xuất khẩu.

“Thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục bám sát sự chỉ đạo của lãnh đạo TP trong công tác xúc tiến; tập trung triển khai hiệu quả các nhiệm vụ được giao, chú trọng đổi mới, liên kết chặt chẽ với các tỉnh, thành, cơ quan xúc tiến trong và ngoài nước để tổ chức, phối hợp tổ chức, tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại. Đẩy mạnh quảng bá, giới thiệu sản phẩm Việt Nam tới người tiêu dùng…” - ông Nguyễn Ánh Dương nhấn mạnh.

Quyền Giám đốc Sở Công thương Hà Nội Trần Thị Phương Lan cho biết, trong năm 2023, Hà Nội nhận được đề nghị của 12 tỉnh, TP về phối hợp, hỗ trợ cung cấp danh sách trên 2.000 sản phẩm nông sản, sản phẩm OCOP đến hệ thống phân phối, siêu thị, đơn vị quản lý, điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP của Hà Nội.

“Thời gian tới, ngành Công Thương Hà Nội sẽ tiếp tục tích cực hỗ trợ quảng bá, kết nối tiêu thụ trái cây, nông sản các tỉnh, TP tại Hà Nội theo nhiều hình thức phù hợp như: Tổ chức các buổi trao đổi, làm việc giữa các nhà cung cấp và đơn vị phân phối; thông tin, mời các tỉnh tham gia các sự kiện xúc tiến, quảng bá sản phẩm do TP Hà Nội tổ chức” - bà Trần Thị Phương Lan thông tin.