Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Hà Nội xử phạt ATTP tới hơn 38 tỷ đồng

Hà Thanh
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Trong năm 2017, trên địa bàn TP đã có hơn 7.200 cơ sở vị sử phạt vi phạm an toàn thực phẩm (ATTP).rn

Thông tin trên đã được Phó giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Văn Chung đưa ra tại hội nghị giao ban báo chí do Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội tổ chức chiều nay (20/3). Theo đó, trong năm vừa qua, công tác ATTP đã có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị TP nhằm kiểm soát chặt chẽ nguồn nguyên liệu thực phẩm về Hà Nội.
Cụ thể, trong năm 2017, công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành, liên ngành được tăng cường, đặc biệt trong dịp lễ hội và đợt cao điểm, với số lượng xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm tăng đáng kể. Với 111.166 lượt cơ sở được thanh tra kiểm tra đã phát hiện 26.310 cơ sở vi phạm ATTP, phạt tiền 7.221 cơ sở với số tiền phạt hơn 38 tỷ đồng.
 Phó giám đốc Sở Y tế: Người tiêu dùng vẫn còn dễ dãi với thực phẩm không rõ nguồn gốc (Ảnh:Hà Thanh)
Không những thế, TP đã duy trì 60 chuỗi liên kết ATTP, phối hợp với các tỉnh trong quản lý ATTP theo chuỗi. Có thể kể đến như: Chuỗi sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP của tỉnh Hòa Bình, tỉnh Sơn La với hệ thống cửa hàng, siêu thị Biggreen, Fivimart; chuỗi thịt gà DaBaCo Bắc Ninh …
Mặc dù vậy theo ông Chung, vẫn tồn tại một bộ phận người sản xuất, chế biến kinh doanh thực phẩm chưa tự giác chấp hành quy định ATTP và thiếu trách nhiệm với sức khỏe cộng đồng vì lợi nhuận trước mắt. Bên cạnh đó, người tiêu dùng đôi khi còn dễ dãi trong khi mua bán thực phẩm mà không biết rõ nguồn gốc và lựa chọn sử dụng dịch vụ kinh doanh thực phẩm. 
Ngoài ra, sự vào cuộc của chính quyền cấp xã ở một số địa phương còn chưa quyết liệt, chưa thường xuyên, trong kiểm tra chủ yếu là nhắc nhở. Còn tồn tại nhiều chợ tạm, chợ cóc, cơ sở giết mổ nhỏ lẻ chưa đảm bảo, Phó Giám đốc Sở Y tế lý giải thêm nguyên nhân còn tồn tại vấn nạn mất vệ sinh ATTP. 
Trong năm 2018, TP sẽ tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước và chịu trách nhiệm về ATTP của lãnh đạo các cấp chính quyền địa phương, đặc biệt đối với cấp quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn. Kết hợp với tăng cường thanh tra, kiểm tra đột xuất, xử lý nghiêm cơ sở sản xuất, chế biến kinh doanh thực phẩm vi phạm quy định ATTP. Triển khai thanh tra chuyên ngành ATTP tại quận, huyện, thị xã khi được phê duyệt, ông Chung cho biết thêm.
Đồng thời, các cơ quan chức năng sẽ đẩy mạnh việc tổ chức hệ thống lấy mẫu giám sát, cảnh báo và điều tra, truy xuất, xử lý tận gốc đối với sản phẩm, cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh vi phạm các quy định về ATTP. Tăng tần suất hoạt động của 5 xe kiểm nghiệm ATTP tại các chợ, siêu thị, các cơ sở dịch vụ ăn uống nhằm hạn chế tối đa thực phẩm không đảm bảo chất lượng lưu thông trên thị trường.
 Đặc biệt, TP sẽ kiện toàn và nâng cao năng lực của hệ thống phòng chống ngộ độc thực phẩm từ thành phố đến quận, huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn. Chủ động xét nghiệm giám sát thực phẩm để quản lý, kiểm soát chặt và hạn chế tối đa thực phẩm không đảm bảo ATTP lưu thông trên thị trường, ông Chung nói.
Cũng về vấn đề ATTP, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội Tạ Văn Tường cho biết thêm, trong năm 2018, Sở sẽ đặt mục tiêu giảm 10% điểm giết mổ nhỏ lẻ và dần tiến tới xóa bỏ các điểm giết mổ nhỏ lẻ. Không những thế, công tácmở rộng và phát triển các chợ mới theo quy hoạch bảo đảm ATTP; tăng cường kiểm tra ATTP tại các chợ, siêu thị; giảm các chợ cóc, chợ tạm sẽ được đẩy mạnh nhằm tiến tới xóa bỏ chợ tạm, chợ cóc.