Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Hai lỗ hổng trong hàng rào an ninh Pháp

Tú Anh
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Trong vòng hơn 1 năm qua, nước Pháp hứng chịu các cuộc tấn công khủng bố với số lượng thương vong lên tới hàng trăm người.

Nước Pháp vừa tổ chức kỳ Euro 2016 thành công và an toàn. Mối lo khủng bố chưa bao giờ vượt khỏi trọng tâm của Paris, nhưng các nhà chức trách vẫn lo sợ giải đua xe thường niên Tour de France mới là mục tiêu tấn công thay vì ngày Quốc khánh 14/7. Ngay sau màn biểu diễn pháo hoa bên bờ sông, Nice đã trở thành nơi thảm sát đẫm máu mới ở Pháp nối gót tòa soạn Charlie Hebdo hay loạt tấn công ngày 13/11 năm ngoái.

Các nhân chứng miêu tả một chiếc xe tải trắng đã lao tự do theo hình zig-zag liên tục 2km vào đám đông trên con đường Promenade des Anglais. Ít nhất 84 người và hơn 100 người bị thương, khiến đây trở thành vụ thảm sát tồi tệ thứ hai trong lịch sử Pháp gần đây, sau vụ tấn công Paris cuối năm ngoái khiến 130 người thiệt mạng.
Hai lỗ hổng trong hàng rào an ninh Pháp - Ảnh 1
Tổng thống Pháp, Francois Hollande cùng Thủ tướng Manuel Valls nhanh chóng nâng cảnh báo khủng bố tại Paris lên mức khẩn cấp. Vụ việc một lần nữa gợi nhắc rằng, nguy cơ khủng bố ở Pháp vượt qua tất cả các quốc gia châu Âu. Lượng lớn thanh niên Pháp đầu quân cho IS tại mặt trận Syria. Các cơ quan trinh thám nội quốc vất vả để kiểm soát những phiến quân trở về nước, chưa kể những kẻ ủng hộ nhóm khủng bố tại Paris.

Vụ tấn công ở Nice làm nổi bật hai vấn đề “không mới nhưng chưa bao giờ cũ” đối với hàng rào an ninh lỏng lẻo của Paris. Thứ nhất, các kẻ tấn công rời rạc, lẻ tẻ vẫn có khả năng gây mối nguy hại lớn, đặc biệt là thành phần liều chết. Các cơ quan trinh sát Pháp vẫn yếu kém trong việc phát hiện những thành phần này; dù đã được trang bị hệ thống trinh thám điện tử cao cấp. Thứ hai, phương tiện của lực lượng khủng bố đang ngày càng đa dạng, không chỉ dừng lại ở súng và bom nổ. Lần này, chỉ với một chiếc xe tải lao không phanh, nước Pháp đã phải hứng chịu thương vong to lớn. IS từng kêu gọi những phần tử ủng hộ và liên quan thực hiện khủng bố với bất kỳ cơ sở vật chất nào có trong tay, bao gồm cả phương tiên giao thông. Ô tô từng được IS sử dụng trong các vụ tấn công ở Palestine. Tại Pháp, vào năm 2014, hai đối tượng có vấn đề về tâm thần (chưa có bằng chứng cho thấy liên quan tới các tổ chức cực đoan) cũng sử dụng xe để tấn công người đi đường tại các thành phố Dijon và Nantes.

Đối với giới chức Pháp và các nhân vật công chúng, tấn công khủng bố đang trở thành “nỗi lo thường trực”. Tình trạng khẩn cấp ban bố sau vụ tấn công tháng 11 năm ngoái dự kiến được dỡ bỏ vào ngày 26/7 tới nhưng mới được gia hạn thêm 3 tháng so vụ khủng bố tại Nice. Hàng ngàn lính Pháp đã phải căng mình hỗ trợ cảnh sát tuần tra đường phố, trạm xe điện ngầm và các khu vực đông đúc giờ phải tiếp tục với nhịp độ cảnh giác cao. Nước Pháp sẽ sống chung với nguy cơ khủng bố cao độ trong ít nhất vài năm tới.