Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Hai tốc độ tăng trưởng kinh tế trong năm 2012

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Trong bản dự báo thường niên mới công bố, ngân hàng Standard Chartered dự báo kinh tế Khu vực các nước sử dụng đồng tiền chung châu Âu có thể sụt giảm tới 1,5% năm 2012, trong khi kinh tế Anh cũng rơi vào suy thoái với mức sụt giảm 1,3%, con số bi quan hơn nhiều so với dự đoán của Bộ trưởng Tài chính Anh George Osborne.

Nhà kinh tế trưởng của Ngân hàng Standard Chartered, Gerard Lyons dự báo kinh tế Liên minh châu Âu (EU) sẽ rơi vào suy thoái trong năm 2012, trong khi các quốc gia châu Á, đi đầu là Trung Quốc, sẽ giữ vai trò thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu.

Ông Lyons nói: "Đó là một thế giới hai tốc độ, một phương Tây mỏng manh, song không ai có thể tách rời khỏi các sự kiện kinh tế đang diễn ra trên toàn cầu. Khó khăn của châu Âu có thể kéo kinh tế toàn cầu đi xuống trong những tháng đầu năm 2012, song tăng trưởng tại châu Á và Trung Quốc sẽ kéo mọi thứ trở lại quỹ đạo vào cuối năm."

Trong bản dự báo thường niên mới công bố, ngân hàng Standard Chartered dự báo kinh tế Khu vực các nước sử dụng đồng tiền chung châu Âu có thể sụt giảm tới 1,5% năm 2012, trong khi kinh tế Anh cũng rơi vào suy thoái với mức sụt giảm 1,3%, con số bi quan hơn nhiều so với dự đoán của Bộ trưởng Tài chính Anh George Osborne.

Bức tranh kinh tế toàn cầu đó tạo ra sự nhận thức đang gia tăng trong chính các nền kinh tế phát triển rằng sức mạnh kinh tế đang dịch chuyển sang phía Đông, khi phương Tây vẫn đang phải vật lộn với những sức ép về tín dụng, suy giảm kinh tế và đổ vỡ lòng tin trong người tiêu dùng và nhà sản xuất.

Sức mạnh nổi lên của thế giới đang phát triển thể hiện rõ trong sự mở rộng nhanh của tầng lớp trung lưu, đầu tư cơ sở hạ tầng gia tăng và mối liên kết chặt chẽ giữa các hành lang thương mại mới kết nối châu Á, châu Phi, Trung Đông và Mỹ Latinh.

Tuy nhiên, sự kết hợp từ các chính sách nới lỏng định lượng tại phương Tây và giá cả hàng hóa tăng cao có thể châm ngòi cho những rủi ro lạm phát năm 2012. Dưới quan điểm đầu tư, điều này sẽ gia tăng tiềm ẩn hướng trở lại các biện pháp cẩn trọng vĩ mô, trong đó có việc kiểm soát vốn chặt chẽ hơn.