Một vài khu vực bị tàn phá ở phía Đông Bắc của Nhật Bản vẫn khá hoang tàn do các tòa nhà kiên cố chưa được xây dựng lại. Trong khi một vài cộng đồng đã từ bỏ ý tưởng trở lại khu vực bị sóng thần tàn phá và quyết định chuyển tới vùng đất cao hơn để sinh sống thì với một số người, việc bắt tay xây dựng lại thành phố từ đầu vẫn là một lựa chọn khó khăn. Vì thế, hệ thống đường ray tàu hỏa bị hư hại hoặc bị sóng thần cuốn trôi ra biển tuy đã được khôi phục lại nhưng có ít người sử dụng. Đặc biệt, tại Fukushima - thành phố gần như đã trở thành "vùng đất chết" do phần lớn cư dân đã phải sơ tán sau sự cố tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1. Không chỉ phải xa rời quê hương, bản quán, người dân sinh sống tại khu vực này còn phải gánh chịu nỗi bất an vì tỷ lệ bị ung thư tuyến giáp do rò rỉ phóng xạ ở đây đã tăng mạnh.
Ảnh chụp khu vực Natori ngày 14/3/2011 và sau khi được đề xuất. Ảnh: ÀP
Trong 2 năm qua, dù đã được bơm hàng ngàn tỷ Yên cho quá trình dọn dẹp, tái thiết, nhưng lãnh đạo các khu vực bị tàn phá trong thảm họa vẫn cho rằng, quá trình phục hồi tại nhiều thành phố còn “chậm chạp hơn so với dự định", thậm chí có nơi còn đang "giậm chân tại chỗ". Các hạng mục như xây dựng nhà ở kiên cố, khôi phục hệ thống nhà xưởng, đê chắn sóng và triều cường nhằm ngăn chặn một thảm họa tương tự chưa đáp ứng được mong đợi của người dân. Đặc biệt, hậu quả do sự cố tại nhà máy điện hạt nhân
Với ý chí kiên cường, Chính phủ và nhân dân Nhật Bản, từng ngày từng giờ đã cố gắng dọn dẹp, hồi sinh những vùng đất bị động đất mạnh 9 độ Richter phá hủy và sóng thần quét trôi. Tuy nhiên, để hàn gắn những vết thương, những hậu quả của thảm họa này cũng như phòng ngừa, ngăn chặn những thảm họa tương tự có thế xảy ra, đòi hỏi sự nỗ lực và cố gắng nhiều hơn nữa của mọi người dân trên đất nước Mặt trời mọc.