Chân dung phó giáo sư, nhà giáo Văn Như Cương, tác phẩm đoạt giải nhất cuộc thi ''Chân dung và cuộc sống Hà Nội qua ảnh'' của tác giả Bùi Sơn. (Nguồn: BTC) |
Sáng nay đến viếng thầy Cương, Đoàn cán bộ UBND TP Hà Nội do đồng chí Nguyễn Đức Chung dẫn đầu. Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã đeo tang đen.
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã viết những lời tâm sự nghẹn ngào dành cho thầy Cương. |
Phó giáo sư Văn Như Cương sinh năm 1937, trong một gia đình có truyền thống Nho học tại làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Năm 1954, học xong phổ thông, ông ra Hà Nội học khoa Toán, Đại học Sư phạm Hà Nội. Tốt nghiệp đại học, ông được giữ lại làm giảng viên của trường.
Hàng ngàn học sinh và giáo viên đã tới lễ viếng thầy Cương, cả những thế hệ học sinh trước đây cũng có mặt để đưa tiễn thầy.
Năm 1954, ông rời Hà Nội về Vinh và là một trong những người đặt nền móng thành lập trường Đại học Vinh. Sau đó, ông theo học chương trình nghiên cứu sinh ngành Toán học tại Viện Toán học, Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô (cũ) và bảo vệ thành công luận án phó tiến sỹ vào năm 1971. Trở về nước, ông tiếp tục sự nghiệp trồng người khi làm giảng viên môn Hình học tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội và Đại học Vinh.
Ông đã viết trên 60 đầu sách toán học các loại, từ sách giáo khoa phổ thông, sách tham khảo, giáo trình đại học.
Ông cũng là người đặt nền móng cho sự phát triển của hệ thống giáo dục tư khi năm 1989, ông cùng với thầy Nguyễn Xuân Khang thành lập trường Lương Thế Vinh, trường dân lập đầu tiên của Việt Nam kể từ sau khi thống nhất đất nước.
Không chỉ là một trong những "cây đa, cây đề" của toán hình học Việt Nam, phó giáo sư Văn Như Cương còn nổi tiếng là người giỏi thơ văn, tài họa đối.
Đặc biệt, ông được nhiều thế hệ học sinh yêu quý và được nhiều người nể trọng vì là một nhà giáo say nghề, hết lòng vì sự nghiệp giáo dục và yêu thương học trò.
Không chỉ dạy học sinh về tri thức, ông luôn nhắc nhở các em về bài học làm người, bài học về tình yêu gia đình, yêu quê hương đất nước, yêu lao động, sống tích cực và nhân ái.
Phó giáo sư Văn Như Cương cũng nổi tiếng là người thẳng thắn, cương trực, luôn có những ý kiến phản biện sắc sảo để thúc đẩy sự phát triển của giáo dục nước nhà.