Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Hàng trăm ngàn héc-ta lúa bị nhiễm sâu bệnh

Lâm Nguyễn
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Báo cáo công tác tháng 5/2018 của Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) cho thấy, hàng trăm ngàn héc-ta lúa trên cả nước đang bị sâu bệnh hại nghiêm trọng.

 Ảnh minh họa
Cụ thể, rầy nâu - rầy lưng trắng: Diện tích bị nhiễm là 67.248ha, diện tích bị nhiễm nặng là 3.204ha. Tập trung chủ yếu tại các tỉnh phía Bắc. Bệnh vàng lùn - lùn xoắn lá: Diện tích nhiễm 9.991ha, nhiễm nặng 1.140ha, mất trắng 75ha. Tập trung tại các tỉnh Sóc Trăng, Đồng Tháp, Hậu Giang, Bạc Liêu và Long An. 
Bệnh đạo ôn lá: Diện tích nhiễm 60.197ha, nặng 3.855ha, mất trắng 75,87 ha. Tập trung tại các tỉnh phía Bắc. Bệnh đạo ôn cổ bông: Diện tích nhiễm 4.111 ha, nhiễm nặng 191ha. Tập trung tại các tỉnh phía Nam.

Bệnh lùn sọc đen: Diện tích nhiễm 28,3ha, nhiễm nặng 0,7ha (tại Ninh Bình, Lào Cai, Thái Bình, Nam Định, Hòa Bình, Bắc Ninh, Bắc Kạn). Bệnh bạc lá: Diện tích nhiễm 7.178ha, giảm 3.610ha so với tháng trước, giảm 2.541ha so với cùng kỳ năm trước, nhiễm nặng 380ha.

Bệnh đen lép hạt: Diện tích nhiễm 8.294ha, nhiễm nặng 124 ha. Tập trung tại các tỉnh phía Nam. Bệnh khô vằn: Diện tích nhiễm 134.493ha, nhiễm nặng 7.142ha. Tập trung tại các tỉnh phía Bắc.

Sâu cuốn lá nhỏ: Diện tích nhiễm 173.772ha, nhiễm nặng 23.229ha. Tập trung tại các tỉnh phía Bắc. Sâu năn (muỗi hành): Diện tích nhiễm 2.666ha, nhiễm nặng 755ha. Xuất hiện ở tỉnh Long An, Đồng Tháp, Kiên Giang, An Giang, Vĩnh Long và Tây Ninh.

Ốc bươu vàng: Diện tích nhiễm 4.613ha. Tập trung tại các tỉnh phía Nam. Bệnh đốm nâu: Diện tích nhiễm 2.990ha. Tập trung tại các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh.

Ngoài ra, diện tích bị chuột hại cũng lên tới 10.838ha, tăng 572ha so với tháng trước, giảm 2.271ha so với cùng kỳ năm trước, trong đó, bị hại nặng 427ha, mất trắng 7ha. Gây hại ở các tỉnh trong cả nước. Ngoài ra còn có các đối tượng sinh vật gây hại khác: bọ trĩ (1.170ha), sâu đục thân (709ha), Bọ xít dài (368ha), Vàng lá sinh lý (120ha), Châu chấu tre lưng vàng (2,4ha)...