Hành lang Giao thông Quốc tế Bắc-Nam (INSTC) là một tuyến đường bộ, đường sắt và đường biển kết hợp dài 7.200 km, chạy từ St Petersburg qua miền Nam nước Nga, Azerbaijan, Iran, sau đó đến Mumbai của Ấn Độ.
Hành lang, bao gồm một đoạn băng qua Biển Caspi và một tuyến đường bổ sung qua Kazakhstan và Turkmenistan, đã được nói đến trong nhiều năm qua nhưng chỉ thực sự đạt được động lực sau khi chiến sự Ukraine nổ ra. Moscow coi hành lang này là phương tiện thay thế thương mại châu Âu bị tổn thất do các lệnh trừng phạt. Đối với tất cả các bên liên quan, dự án giảm đáng kể chi phí vận chuyển khi bỏ qua Kênh đào Suez.
Việc Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) tăng cường các biện pháp trừng phạt vì cuộc chiến Ukraine đã thúc đẩy Nga tăng cường liên kết thương mại với Iran cũng như tiếp cận với Ấn Độ - quốc gia đã tăng gấp 4 lần lượng nhập khẩu từ Nga kể từ tháng 2/2022. New Delhi đã thách thức phương Tây bằng cách duy trì quan hệ kinh tế với Moscow, đồng thời có tham vọng sử dụng INSTC để tăng cường cam kết thương mại với Trung Á và châu Âu.
Các quốc gia trong hành lang đang đầu tư mạnh vào doanh nghiệp, với Nga và Iran hiện đã chi 25 tỷ USD. Những chuyến hàng đầu tiên theo INSTC đã bắt đầu vào năm ngoái, khi mục tiêu vận chuyển hàng năm là 30 triệu tấn vào năm 2030.
Nhưng trở ngại cũng không nhỏ. Trên thực tế, dự án vẫn chưa hoàn thành. Điều này đã được nêu bật bởi một đồng minh thân cận của Nga là Belarus. Trong khi muốn tham gia INSTC, Thủ tướng Belarus, Roman Golovchenko, đã đặc biệt lưu ý vấn đề cấp bách là phải giải quyết việc thiếu cơ sở hạ tầng. Một trong những lỗ hổng chính là tuyến đường sắt Rasht-Astara dài 164 km ở Iran đã bị trì hoãn do vấn đề kinh phí. Nga hiện đã đồng ý tài trợ cho việc xây dựng này.
Nhật báo kinh tế Iran Financial Tribune trích dẫn các vấn đề hậu cần khác của Iran, chẳng hạn như sự thiếu hụt nghiêm trọng các toa xe chở hàng đường sắt và năng lực vận tải đường bộ, cũng như quan liêu làm chậm giao thông vận tải. Thêm vào đó là mô nhỏ của hạm đội Iran ở Biển Caspian; số lượng hạn chế các tàu Ro-Ro giao dịch giữa Iran và Nga dọc theo tuyến đường thủy; cảng Astrakhan phía Nam nước Nga bị đóng băng vào mùa Đông, hạn chế nghiêm trọng việc tiếp cận; việc thiếu nạo vét ở sông Volga và kênh Volga-Don làm giảm khả năng chất tải của tàu.
Ngân hàng Phát triển Á-Âu cho biết, hơn 40 rào cản phi thuế quan và các rào cản khác cũng cản trở hiệu quả hoạt động của hành lang. Các nhà phân tích của ngân hàng tin rằng khả năng cạnh tranh của INSTC bị ảnh hưởng đáng kể do thiếu liên kết và tắc nghẽn cơ sở hạ tầng, cùng với việc thiếu các thủ tục qua biên giới hài hòa, chứng từ vận chuyển và thiếu cơ chế điều phối hiệu quả để quản lý dự án.
Mặc dù được một số người coi là hành lang "né lệnh trừng phạt" đối với Nga và Iran, các hạn chế kinh tế của Mỹ và EU có thể tác động đáng kể đến hoạt động đầu tư của các nước không phải Nga và Iran vào INSTC, cũng như khả năng tiếp cận của họ với châu Âu.
Những biện pháp trừng phạt thứ cấp của Mỹ - áp dụng cho các cá nhân không phải người Mỹ - đã được tái áp đặt lên Tehran sau khi Mỹ rút khỏi Thỏa thuận hạt nhân Iran 2015, và các biện pháp tương tự khác có thể được kích hoạt để chống lại Moscow. Chính những người nhắm mục tiêu vào Tehran đã chặn đứng nguồn tài trợ của Ailen cho tuyến đường sắt Rasht-Astara. Ấn Độ cũng bị ảnh hưởng bởi các biện pháp trừng phạt thứ cấp đối với Iran.
Mặc dù được miễn trừ cho việc phát triển cảng Chabahar của Iran mà nước này muốn biến thành một trung tâm hành lang quan trọng, nhưng việc mua sắm thiết bị từ các công ty cơ sở hạ tầng tư nhân đã gặp nhiều thách thức - theo một bài báo được xuất bản bởi Tổ chức Nghiên cứu Người quan sát.
Hơn hết, mối đe dọa tiềm ẩn lớn nhất đối với dự án là xích mích chính trị giữa Azerbaijan và Iran. Căng thẳng gia tăng kể từ khi người Azeris đánh bại người Armenia trong cuộc chiến Nagorno-Karabakh năm 2020, trong quá trình giành lại lãnh thổ ở biên giới với Iran - một đồng minh thân cận của Armenia. "Điều đó đã làm thay đổi cán cân quyền lực trong khu vực" - nhà phân tích Fuad Shabazov của Nam Caucasus nhận xét.
Sự không tin tưởng lẫn nhau đã khiến Azerbaijan và Iran thay phiên tổ chức các cuộc tập trận quân sự gần biên giới của họ. Mâu thuẫn càng dâng cao sau vụ tấn công vào đại sứ quán Azerbaijan ở Tehran hồi tháng Giêng mà Baku quy trách nhiệm cho Tehran.
Tuy nhiên, không bên nào muốn xung đột và rõ ràng các nước có nhiều lợi ích từ việc vận hành INSTC. Họ đã cam kết làm như vậy tại Hội nghị Thượng đỉnh ở Baku vào tháng 9 năm ngoái. Nhìn chung, đây vẫn mới chỉ là những ngày khởi đầu của INSTC. Nga và Iran đã phát huy tác dụng tuyệt vời của hành lang này, và hiện tại, giá trị né trừng phạt đang được xếp trên lợi ích kinh tế thực tế của nó.