Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Hành trình đưa complet, veston về làng

Bá Dực - Lê Trang
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Trong lễ hội vinh danh làng nghề truyền thống huyện Phú Xuyên, TP Hà Nội tôi tình cờ gặp hai vợ chồng chủ nhân gian hàng trưng bày mặt hàng thời trang cao cấp complet, veston, áo măng tô nam nữ…

Qua những chia sẻ chân thành của vợ chồng anh Nguyễn Văn Chung - Chủ nhiệm HTX May Thuận Thành, hành trình đưa những sản phẩm thời trang chất lượng cao từ một làng quê nghèo ra thị trường dần hiện ra rõ nét.
Chuyện về ông tổ nghề may complet – veston ở Vân Từ
Cha của anh Nguyễn Văn Chung, ông Nguyễn Trung Lai nguyên là giảng viên đào tạo kỹ thuật cắt may của trường Đào tạo công nhân kỹ thuật Việt Đức ở số 5, phố Khâm Thiên, Hà Nội. Hơn 26 năm giảng dạy tại trường, năm 1989 ông Nguyễn Trung Lai nghỉ hưu về quê nhà xã Vân Từ. Tại quê, ông cùng vợ con nhận complet, veston từ Hà Nội về may đồng thời dạy cách làm cho một số hộ xung quanh. Nhận thấy nghề may mang lại thu nhập ổn định, ông mua vải về may 20 bộ và mang lên ký gửi ở cửa hàng Hồng Ngọc – phố Nguyễn Thái Học, quận Ba Đình nhờ bán. Không ngờ hàng do ông may bán rất chạy.
 Một cửa hàng may complet tại Vân Từ.  
Với mong muốn đưa nghề may về làng, ông trình bày nguyện vọng mở lớp dạy cắt may cho con em trong Sau 3 khóa đào tạo, do sức khỏe giảm sút, thầy Nguyễn Trung Lai giao cho anh Nguyễn Văn Chung vừa là con trai vừa là trợ thủ đắc lực thay mình quản lý cơ sở may. Đồng thời, tiếp tục đào tạo nên những thợ may có trình độ tay nghề cao.
Sự ra đời của Hợp tác xã  May Thuận Thành
Để phát triển bền vững nghề may cần mạnh dạn đầu tư mở rộng quy mô đem lại công ăn việc làm cho bà con trong xã. Đầu năm 2001, anh Nguyễn Văn Chung và vợ quyết định thành lập HTX May Thuận Thành. Những ngày đầu gặp nhiều khó khăn, xưởng sản xuất chỉ đủ chỗ cho 30 lao động, còn hơn 100 lao động nhận việc về nhà làm. Vợ chồng anh chia nhau trong vai trò quản lý, vừa kiểm tra kỹ thuật và tiến độ sản xuất, vừa trực tiếp đến các tỉnh, thành tiếp thị. Do cách làm bài bản, danh tiếng của sản phẩm may mặc mang thương hiệu HTX May Thuận Thành ngày càng được ưa chuộng tại nhiều địa phương. Trên nền tảng đó, HTX Thuận Thành nhen nhóm ý định xâm nhập một thị trường rộng lớn là Trung Quốc. Năm 2009, anh Nguyễn Văn Chung lên biên giới Lạng Sơn khảo sát thị trường. Dù nhận thấy những khó khăn trong cạnh tranh về mẫu mã và giá cả với các mặt hàng may mặc Trung Quốc nhưng tự tin vào chất lượng sản phẩm do mình làm ra anh mang 10 bộ complet lên chợ Đông Kinh gửi. Không ngờ, chỉ sau một ngày, sản phẩm đã bán hết. Thương hiệu Thuận Thành bước đầu đã chinh phục được khách hàng Trung Quốc bởi kiểu dáng đẹp và chất liệu tốt.
Từ năm 2013 đến này, HTX May Thuận Thành đã tạo công ăn việc làm cho hàng trăm lao động mang lại nguồn thu nhập ổn định. Theo đó, thợ giỏi của HTX có thu nhập trên dưới 100 triệu đồng/người/năm, thợ mới vào nghề thu nhập từ 25 - 30 triệu đồng/người/năm. HTX May Thuận Thành cũng nhận được nhiều Bằng khen của các cấp, các ngành. Với tay nghề và tâm huyết của người đứng đầu, HTX May Thuận Thành sẽ còn gặt hái được nhiều thành công, góp phần xây dựng làng nghề truyền thống trong tiến trình xây dựng nông thôn mới ở Vân Từ.