Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Hay bối rối, liệu có tốt?

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Theo một nghiên cứu mới đây, những người hay bối rối là những người đáng tin cậy, rộng lượng và chung tình hơn những người khác.

Matthew Feinberg, tác giả chính của nghiên cứu này, một nghiên cứu sinh ngành tâm lý của trường ĐH California, Berkeley (UC Berkeley), công bố trên bản tin trường đại học rằng: “Mức độ ngượng nghịu, lúng túng là dấu hiệu của một đức tính tốt. Dữ liệu của chúng tôi cho thấy sự bối rối có lợi, chứ không hẳn là một điều gì cần thay đổi”. Phát hiện này chỉ đề cập tới mức độ bối rối, không nói tới cảm giác lo lắng, hoặc xấu hổ, tác giả cho biết thêm.

 

Nghiên cứu này, được xuất bản trên Tạp chí Nhân cách và các Vấn đề tâm lý xã hội, dựa trên  một loạt các thí nghiệm. Trong đó, các nhà nghiên cứu đã thu băng video của 60 sinh viên đại học khi họ kể về giây phút bối rối như nhầm lẫn một phụ nữ béo thành một phụ nữ đang mang thai chẳng hạn. Những người tham gia thí nghiệm được sắp xếp theo mức độ lúng túng và bối rối.

Sau đó, các nghiên cứu sinh sẽ chơi một trò chơi được sử dụng trong nghiên cứu kinh tế học để đo lòng vị tha. Các nhà nghiên cứu thấy rằng những người tham gia có mức độ bối rối nhiều nhất cũng là những người vị tha nhất.

Feinberg cho biết: “Phát hiện này có thể rất hữu ích cho những người đang tìm kiếm đối tác tin tưởng trong công việc và bạn đời sau này”.

Robb Willer, đồng tác giả của nghiên cứu, một nhà tâm lý xã hội của UC Berkeley, trong một công bố mới đây đã cho biết: “Bối rối là một dấu hiệu cảm xúc của một người mà người đó bạn có thể tin tưởng. Đây giống như một chất kết dính xã hội, nuôi dưỡng lòng tin và sự hợp tác trong cuộc sống hàng ngày.”

Các tác giả cũng chú ý rằng cần có nhiều nghiên cứu hơn nữa để tìm hiểu liệu những người quá tự tin có đáng tin cậy hay không.