Để những giấc mơ ấy bay xa hơn, trọng trách kết nối phải được trao cho những người có tâm và có tầm” - GS. TS Nguyễn Lân Dũng - Phó Chủ tịch Hội Liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài TP Hà Nội (HALOVI) nhấn mạnh.
Luôn hướng về quê hương
“Điều khiến tôi ấn tượng nhất là nỗ lực giữ gìn, phát huy văn hóa Việt trong cuộc sống của kiều bào Việt Nam ở nước ngoài. Họ thực sự đã trở thành sứ giả kết nối nền văn hóa có tính đặc thù riêng biệt” - ông Vương Thành - Phó Chủ tịch HALOVI, Chi hội trưởng Chi hội Lào – Thái chia sẻ. Đó là nét văn hóa làng xã, quan hệ gia đình, tập tục thờ cúng tổ tiên và tấm lòng kính yêu Bác Hồ... Cuối tháng 4 này, ông Thành sẽ trở lại Thái Lan để dự lễ khánh thành công trình nâng cấp Khu di tích Bác Hồ tại bản Nachooc, tỉnh Nakhonphanom (Thái Lan) – nơi mà cộng đồng Việt kiều tại đây đã góp công xây dựng và thường tự hào kể cho du khách có dịp tới thăm. Để giữ được văn hóa Việt trước tiên phải không quên tiếng Việt. “Chính vì thế, tại không ít nơi, mặc dù cuộc sống vẫn còn nhiều khó khăn nhưng bà con vẫn tập hợp lại và tổ chức các lớp học tiếng Việt” - ông Thành chia sẻ.
Bên cạnh đó, người Việt Nam ở nước ngoài cũng luôn canh cánh được góp công sức nhỏ bé để xây dựng Thủ đô, đất nước. Chủ tịch HĐQT Công ty Khang Huy Lê Trọng Việt (kiều bào tại Đức) là một doanh nhân trở về Hà Nội lập nghiệp từ 9 năm trước cho biết, điều mà anh mong muốn nhất là Hà Nội có được nguồn nhân lực chất lượng cao. Điều này sẽ giúp DN nước ngoài hay DN kiều bào đầu tư về nước có nhiều cơ hội hơn khi thực hiện các dự án. Ông Nguyễn Hữu Nhiệm từ Slovakia cũng bày tỏ mong muốn được cung cấp đầy đủ hơn thông tin về các dự án cần kêu gọi đầu tư phát triển kinh tế. “Có như vậy, bà con mới có định hướng để đầu tư hoặc giới thiệu, kết nối các công ty, DN có nhu cầu ở nước sở tại” - ông Nhiệm nhấn mạnh.
Cần cái tâm và cái tầm
Góp phần giải quyết khó khăn, vướng mắc cũng như mong mỏi của bà con kiều bào, những năm qua, Ban lãnh đạo HALOVI đã có nhiều hoạt động thiết thực. Ông Thành cho hay: “Để thế hệ người Việt Nam tại Thái không quên tiếng Việt, năm 2010, Hội đã đề xuất với TP Hà Nội và Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài xây dựng giáo trình dạy tiếng Việt cho con em người Việt Nam ở Thái Lan. Chương trình đã được Hội hữu nghị Thái - Việt ủng hộ kinh phí thực hiện. Giáo trình cũng được cho phép sử dụng chính thức trong trường học dành cho con em Việt kiều tại Thái Lan”. Được biết, các chuyên gia của Hội hiện cũng đang triển khai chương trình dạy tiếng Việt qua mạng internet để phục vụ nhu cầu của con em các gia đìnhViệt kiều.
Ngoài ra, Ban lãnh đạo HALOVI cũng tạo điều kiện để người Việt ở nước ngoài góp công sức xây dựng đất nước. “Không ít kiều bào đã trở về đầu tư, trực tiếp đóng góp vào quá trình phát triển của Việt Nam nói chung, Hà Nội nói riêng. Chủ của Tập đoàn VinGroup, của chuỗi Bệnh viện Hồng Ngọc, Resort Đại Lải… đều là các kiều bào. Họ cũng như nhiều doanh nhân kiều bào khác đã hiểu đúng và đầy đủ về chính sách của Việt Nam với những người con xa quê, thông qua các hoạt động kết nối của HALOVI đã trở về xây dựng đất nước” - ông Thành cho biết.
Để lắng nghe và đáp ứng được nguyện vọng của người Việt Nam ở nước ngoài, GS.TS Nguyễn Lân Dũng cho rằng, cùng với cái tâm, người kết nối phải được đặt đúng tầm. Với sứ mệnh đó, năm 2016, HALOVI được Hội đồng bầu cử T.Ư và T.Ư MTTQ Việt Nam dành cho một đại diện tham gia hiệp thương để Nhân dân bầu vào Quốc hội Khóa XIV. HALOVI đã nhất trí giới thiệu TS Nguyễn Quốc Bình - Phó Chủ tịch thường trực của Hội, đồng thời là đại biểu Quốc hội Khóa XIII và đại biểu HĐND TP Hà Nội. Vì vai trò kết nối với hơn 4,5 triệu kiều bào ta ở nước ngoài, nhiều cử tri mong muốn gửi gắm những kỳ vọng vào người được HALOVI giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội trong kỳ bầu cử có ý nghĩa quan trọng của tiến trình đổi mới đất nước này.
Gặp mặt đoàn doanh nhân, doanh nghiệp, kiều bào. Ảnh: Minh Văn
|