Trong đó, trọng tâm là hỗ trợ các DN sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực (CNCL) nâng sức cạnh tranh, tăng khả năng tham gia sâu vào chuỗi sản xuất, cung ứng toàn cầu.
Nâng chất lượng, tăng sức cạnh tranh Năm 2018, sản phẩm gốm sứ cao cấp của Công ty TNHH gốm sứ Quang Vinh (xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm) được TP công nhận là sản phẩm CNCL Hà Nội. Giám đốc Công ty TNHH Gốm sứ Quang Vinh Hà Thị Vinh chia sẻ: Với chiến lược tạo ra các sản phẩm gốm sứ có tính thẩm mỹ cao, mẫu mã, kiểu dáng phong phú, phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu, công ty đã liên tục đầu tư các công nghệ hiện đại, đổi mới toàn diện dây chuyền sản xuất. Đến nay, sản phẩm gốm sứ mỹ nghệ của công ty được xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới, chinh phục cả những thị trường khó tính như: Châu Âu, Mỹ, Australia, Nhật Bản…
Sản xuất thiết bị điện tử tại Công ty TNHH Channel Well Technogy Việt Nam, KCN Quang Minh, Mê Linh, Hà Nội. Ảnh: Phạm Hùng |
Theo bà Nguyễn Thị Thu Huyền, đại diện Công ty TNHH Canon Việt Nam, tham gia vào chương trình xét chọn sản phẩm CNCL năm 2020, công ty được hỗ trợ về đất đai, cơ sở hạ tầng cũng như thúc đẩy đổi mới công nghệ. Ngoài ra, đây còn là cơ hội để công ty có thêm động lực cố gắng cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như nâng cao giá trị của DN.Thống kê của Sở Công Thương Hà Nội cho thấy, trong 3 năm (2018 - 2020) triển khai chương trình xét chọn sản phẩm CNCL, TP đã công nhận 117 sản phẩm của 77 DN đạt danh hiệu sản phẩm CNCL Hà Nội.
Chỉ tính riêng trong năm 2020, doanh thu của 77 DN này đạt gần 200.000 tỷ đồng; kim ngạch xuất khẩu đạt gần 2 tỷ USD. Đáng chú ý, hầu hết DN có sản phẩm CNCL có quy mô lớn, sức cạnh tranh cao, có khả năng hội nhập kinh tế quốc tế, tham gia vào chuỗi sản xuất, cung ứng toàn cầu. Đây là những DN thuộc các lĩnh vực nền tảng như: Công nghiệp vật liệu mới, chế tạo khuôn mẫu, điện tử, công nghệ thông tin, cơ khí chính xác, phần mềm…Tham gia chương trình sản phẩm CNCL, các DN đã nỗ lực áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, hiện đại vào sản xuất, áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế, nâng cao mức độ tự động hóa. Vì vậy, những sản phẩm được công nhận đạt danh hiệu sản phẩm CNCL Hà Nội bảo đảm tính cạnh tranh cao, phát huy được giá trị truyền thống, định hướng cho các sản phẩm cùng loại, góp phần khẳng định uy tín sản phẩm, nâng cao giá trị thương hiệu của DN trên thị trường và trong cộng đồng DN.Thực tế, thời gian qua, TP đã có nhiều giải pháp hỗ trợ DN sản xuất sản phẩm CNCL phát triển. Nhiều thủ tục hành chính được đơn giản hóa góp phần giảm chi phí cho DN. Khi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, TP làm việc trực tiếp với các DN, nắm bắt khó khăn, ảnh hưởng của đại dịch đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh. Bởi vậy, đã có nhiều DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) với doanh thu hàng trăm triệu USD/năm tham gia vào chương trình xét chọn sản phẩm CNCL năm 2020 như: Công ty TNHH Canon Việt Nam, Công ty TNHH TOTO, Công ty TNHH điện tử Meiko Việt Nam…Nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệpNhiều chuyên gia nhận định, CNCL của Hà Nội còn nhiều dư địa phát triển về năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh. Để khai thác hiệu quả những dư địa, Hà Nội cần có thêm những cơ chế, chính sách hỗ trợ. Đặc biệt là đối với DN trong bối cảnh chịu ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid-19 chưa có điều kiện tham gia phát triển sản phẩm. Các cơ chế, chính sách cần mang tính khuyến khích, tạo động lực cho DN thi đua đổi mới công nghệ, sáng tạo sản phẩm mới có giá trị ngày càng cao. Qua đó, giúp DN nâng cao năng lực cạnh tranh, giá trị sản phẩm, thương hiệu, từ đó mang lại doanh thu cao hơn.Nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm CNCL, UBND TP Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 60/KH-UBND thực hiện đề án phát triển sản phẩm CNCL TP Hà Nội năm 2021, Kế hoạch đặt ra mục tiêu cao hơn năm 2020. Đó là, chọn 25 - 30 sản phẩm CNCL TP, đưa giá trị sản xuất của các DN tăng 10 - 12% so với năm 2020, đóng góp 35 - 40% tổng giá trị sản xuất công nghiệp, 15% tổng kim ngạch xuất khẩu của TP.
Để hoàn thành mục tiêu trên, TP đặt ra nhiều giải pháp như: Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư và hỗ trợ DN; tổ chức triển lãm giới thiệu sản phẩm, kết hợp mời các nhà sản xuất, nhập khẩu, phân phối quốc tế lớn đến tham quan, kết nối và đưa sản phẩm CNCL vào các chuỗi cung ứng toàn cầu.Đặc biệt, vấn đề cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh sẽ tiếp tục được ưu tiên bằng việc giảm thời gian giải quyết các thủ tục hành chính trong các lĩnh vực xây dựng, hải quan, thuế, đầu tư... theo hướng tạo thuận tiện hơn cho các DN. Đồng thời, TP tập trung đôn đốc tiến độ thành lập, xây dựng và hoàn thiện các khu công nghệ cao, khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn để tạo điều kiện phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại, có sức cạnh tranh cao, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tạo sự liên kết với các địa phương trong Vùng Thủ đô.
Bên cạnh đó, TP cũng tăng cường tổ chức các hội nghị đối thoại với DN để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc; xây dựng và hoàn thiện các cơ chế, chính sách hỗ trợ xứng tầm, thiết thực, hiệu quả dành riêng cho các DN sản xuất sản phẩm CNCL Hà Nội thực sự trở thành một động lực quan trọng cho phát triển kinh tế Thủ đô.Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Đàm Tiến Thắng cho biết, thực hiện kế hoạch của TP, Sở sẽ rà soát, xây dựng chính sách hỗ trợ cho DN sản xuất sản phẩm CNCL phù hợp với tình hình thực tế và yêu cầu phát triển bền vững. Cùng với đó, tăng cường gặp gỡ, trao đổi với DN nhằm tìm hiểu, phân loại đối tượng DN để xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp, nhất là trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của cộng đồng DN. Mặt khác, hỗ trợ DN tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy hợp tác, liên kết sản xuất; tận dụng tối đa lợi thế từ các hiệp định thương mại như: Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA)…
"Phát triển sản xuất công nghiệp luôn đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế. Chọn và phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực là yếu tố quan trọng thúc đẩy sản xuất công nghiệp tăng trưởng cao và bền vững, góp phần hiện thực hóa mục tiêu Nghị quyết Đại hội lần thứ XVII Đảng bộ TP Hà Nội đề ra là đến năm 2025 Thủ đô cơ bản hoàn thành công nghiệp hóa." - Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền |