Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Hiệu quả kép về kinh tế và môi trường

Khắc Kiên
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Ngày 5/10, tại Hà Nội, Hiệp hội Thép Việt Nam và Hiệp Hội xi măng Việt Nam phối hợp tổ chức Hội thảo "Thực trạng công tác chế biến và sử dụng xỉ gang thép ở Việt Nam".

Quang cảnh hội thảo
Tại hội thảo các đại biểu, chuyên gia chỉ ra rằng, xỉ thép là chất thải được sinh ra trong quá trình luyện thép từ các tạp chất khi đưa vào lò luyện. Tại nhiều quốc gia khác, xỉ gang thép được coi là một loại tài nguyên, đã được nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực xây dựng. Tuy nhiên, ở Việt Nam, xỉ gang thép vẫn được xem là chất thải rắn cần xử lý, chôn cất. Điều này không những gây tác động xấu đến môi trường mà còn tốn kinh phí và chiếm dụng diện tích đất nhất định cho việc xử lý xỉ gang thép. Tái chế sử dụng xỉ gang thép không những mang lại lợi ích về môi trường, kinh tế mà còn góp phần vào sự phát triển bền vững của xã hội.
Hiện nay trên cả nước có 10 lò cao luyện gang thép đang vận hành. Dự kiến năm 2018, sản lượng gang đạt 7 triệu tấn và tới năm 2020 đạt 13 triệu tấn; thép thô năm 2018 là 14 triệu tấn, năm 2020 là 20 triệu tấn. Trong quá trình sản xuất gang, thép sẽ sản sinh ra khối lượng xỉ lò cao rất lớn, năm 2018 là hơn 4 triệu tấn, dự kiến đến năm 2020, con số này có thể nâng lên hơn 7 triệu tấn. Tại nhiều quốc gia, xỉ gang thép được coi là sản phẩm phụ của ngành gang thép hoặc một loại tài nguyên, là nguyên liệu quan trọng trong sản xuất xi măng măng, vật liệu làm cốt đường giao thông, chế tạo phân bón... Song ở Việt Nam vẫn coi đây là chất thải thông thường.
Phó Chủ tịch Hiệp hội thép Việt Nam Nguyễn Văn Sưa cho biết, ngành công nghiệp gang thép của Việt Nam những năm gần đây phát triển với tốc độ mạnh. Hiện chỉ có một số doanh nghiệp chú ý đến vấn đề tái chế, sử dụng xỉ gang thép. Như vậy, ở nước ta còn nhiều dư địa để ngành gang, thép cung cấp xỉ cho ngành công nghiệp xi măng phục vụ cho sản xuất.
“Sử dụng xỉ gang thép trong sản xuất xi măng mang lại hiệu quả kép về kinh tế và môi trường. Để sản xuất 1 tấn xi măng với nguyên liệu thông thương sẽ thải ra khoảng 0,8 tấn CO2, nếu chúng ta dùng xỉ làm nguyên liệu trong sản xuất xi măng thì lượng CO2 thải ra khoảng 0,3 tấn. Chúng ta đang tìm mọi cách để giảm phác thải Co2, vì vậy đây là kết quả rất to lớn với môi trường”, ông Nguyễn Văn Sưa nhấn mạnh.
Liên quan tới hiệu quả của việc tái sử dụng xỉ gang thép, Chủ tịch Hiệp hội xi măng Việt Nam Nguyễn Quang Cung cũng cho rằng, ngành công nghiệp gang thép có thể tận dụng sản phẩm này vừa bảo vệ môi trường, vừa nâng cao hiệu quả. Song ông Cung cũng lưu ý, xỉ hạt lo cao luyện gang thép có độ cứng cao, khó nghiền, chi phí điện năng nghiền cao làm tăng giá xi măng. Ngoài ra, chi phí nghiền và vận chuyển xỉ cao hơn nghiền clinker và phụ gia, vì vậy vần có giá xỉ hợp lý thì việc sử dụng xỉ tro mới có hiệu quả.