Trả lời:
Gia đình bạn có 2 hội trường cho thuê tiệc cưới, như vậy cơ sở này thuộc loại hình “Trung tâm hội nghị” và thuộc danh mục cơ sở thuộc diện quản lý PCCC quy định tại Mục 3, Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 của Chính Phủ và phải bảo đảm các điều kiện an toàn về PCCC theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 79/2014/NĐ-CP.Về xây dựng phương án PCCC: Theo quy định tại Điều 21 Nghị định số 79/2014/NĐ-CP “Chủ tịch UBND cấp xã, người đứng đầu cơ sở, trưởng thôn, chủ rừng, chủ phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn PCCC chịu trách nhiệm tổ chức xây dựng phương án chữa cháy sử dụng lực lượng, phương tiện tại chỗ trong phạm vi quản lý của mình (gọi chung là phương án chữa cháy của cơ sở)”. Phương án chữa cháy của cơ sở được xây dựng theo mẫu PC 11 ban hành kèm theo Thông tư số 66/2014/TT-BCA ngày 16/12/2014 của Bộ Công an quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 79/2014/NĐ-CP.Về thẩm quyền phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở: Do bạn không nói rõ 2 hội trường có sức chứa bao nhiêu chỗ ngồi nên chưa có cơ sở để khẳng định thẩm quyền phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở.Trường hợp nếu các hội trường nêu trên có tổng sức chứa dưới 300 chỗ ngồi (không thuộc Phụ lục 2 ban hành kèm theo Nghị định số 79/2014/NĐ-CP): Căn cứ quy định tại Điều 12 Thông tư số 66/2014/TT-BCA thì người đứng đầu cơ sở phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở. Phương án chữa cháy được phê duyệt gửi về cơ quan Cảnh sát PCCC quản lý địa bàn để theo dõi.Trường hợp các hội trường này có tổng sức chứa trên 300 chỗ ngồi (thuộc Mục 3, Phụ lục 2 ban hành kèm theo Nghị định số 79/2014/NĐ-CP): Căn cứ quy định tại Điều 12 Thông tư số 66/2014/TT-BCA thì thẩm quyền phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở thuộc Trưởng phòng Cảnh sát PCCC và cứu nạn, cứu hộ thuộc Công an cấp tỉnh…Câu hỏi bạn đọc xin gửi về địa chỉ: Báo Kinh tế & Đô thị, số 21 Huỳnh Thúc Kháng, quận Đống Đa, Hà Nội; Email: bandoc@ktdt.com.vn