Giải Bóng đá vô địch quốc gia Việt Nam được tổ chức từ mùa giải 2000 - 2001 chuyển lên cơ chế chuyên nghiệp, mang tên V- League đã ghi nhận những nhà quán quân gồm: Mùa 2000 - 2001: SLNA; Mùa 2001 - 2002: Cảng Sài Gòn; Mùa 2003: Hoàng Anh Gia Lai; Mùa 2004: Hoàng Anh Gia Lai; Mùa 2005: Gạch Đồng Tâm Long An; Mùa 2006: Gạch Đồng Tâm Long An; Mùa 2007: Becamex Bình Dương; Mùa 2008: Becamex Bình Dương; Mùa 2009: SHB.Đà Nẵng; Mùa 2010: Hà Nội T&T; Mùa 2011: SLNA.
Có một điều mà người hâm mộ vẫn tò mò quan tâm rằng danh hiệu vô địch V-Leagua đáng giá bao nhiêu? Nếu chỉ riêng "phần cứng" - tiền thưởng của BTC là 3 tỉ đồng, còn phần "mềm" thì … rất khó ước lượng. Cho đến bây giờ, những ghi nhận của báo giới thìvớiviệc nhận chức vô địch V-League 2011, đồng nghĩa với rất nhiều tiền thưởng rơi… vào đầu. Cụ thể như các cầu thủ SLNA sẽ có không dưới 15 tỉ để chia nhau!
Đó là vì cùng với chức vô địch, ngoài các giá trị kim tiền kèm theo còn là danh dự, là bộ mặt của địa phương hay ít nhất cũng là các ông bầu, nhà tài trợ. Nên trong niềm vui chung thì ai chẳng muốn động viên các cầu thủ con cưng khi mùa giải V-League 2011 đã có một cái kết mãn nhãn và rất đẹp khi SLNA lên ngôi mùa này là hoàn toàn xứng đáng.
Tuy nhiên, điều mà người hâm mộ bóng đá nước nhà ngay lúc này đây lại mong muốn nhiều hơn nên lo ngại là đội bóng trẻ có đủ bản lĩnh, tài năng và lãnh đạo đội cũng như nhà tài trợ có động cơ nghiêm túc khi tham dự đấu trường châu lục hay không. Chính mùa giải năm ngoái đã cho thấy điều này. SLNA từng đã đem đội hình B đi thi đấu AFC Cup do… tưởng đã chắc thua, nhưng rồi vào tới vòng 2 sẽ ra sao với đại diện củaV-League - SLNA ở giải châu Á nếu nhà tài trợ, nếu Liên đoàn bóng đá Việt Nam không có sự trợ giúp hữu hiệu? Thêm vào đó nếu Navibank SaiGon vô địch cúp Quốc gia để cùngSLNA đại diện bóng đá Việt
V-League 2011 đã có một cái kết đẹp, nhưng rồi sao nữa đây?