Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Hội nghị cấp cao OIC: Trong chưa yên, ngoài chưa mạnh

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Với hội nghị cấp cao vừa tổ chức ở Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ), cương vị Chủ tịch đương nhiệm của Tổ chức Hợp tác Hồi giáo (OIC) được chuyển giao từ Ai cập cho Thổ Nhĩ Kỳ.

OIC là tổ chức lớn chỉ sau có Liên Hợp quốc (LHQ) trên thế giới và tồn tại đã được nhiều thập kỷ nhưng gần như không làm nên trò trống gì. Nội bộ tổ chức vẫn năm bè bẩy phái, định hướng hoạt động vẫn không rõ ràng và nhất quán, vì thế cho nên không gây dựng được ảnh hưởng và vai trò trong việc giải quyết ngay chính những vấn đề đặc thù của thế giới Hồi giáo chứ chưa nói đến của chung khu vực và thế giới bên ngoài.
Lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ tại Hội nghị OIC.

Lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ tại Hội nghị OIC.
Cả ở hội nghị cấp cao lần này, OIC kêu gọi các thành viên đoàn kết nội bộ và thành viên nào cũng nhất trí, nhưng sự nhất trí xuông này không được thể hiện bằng hành động cụ thể và phát huy tác dụng.

Sự phân hoá nội bộ OIC thể hiện rõ nhất ở mối bất hoà giữa Ai cập và Thổ Nhĩ Kỳ cũng như giữa Ả Rập Saudi và Iran. Bốn nước này được coi là 4 thành viên lớn nhất, chủ chốt nhất và cũng nhiều tham vọng nhất về lãnh đạo và chi phối cả thế giới Hồi giáo. Họ có những co cụm và tập hợp lực lượng riêng trong nội bộ OIC.

Hội nghị cấp cao OIC năm nay không được họ tận dụng để hoá giải những bất đồng quan điểm và xung khắc lợi ích. Trái lại, họ còn sử dụng hội nghị này để công khai bộc lộ sự đối địch với nhau. Cho nên triển vọng OIC trong thời gian tới có được sự đoàn kết nội bộ thật sự dưới sự chèo lái của Thổ Nhĩ Kỳ vô cùng mờ mịt.

Cũng vì thế mà OIC chưa thể mạnh lên được. Các nước Hồi giáo vẫn đắm chìm trong những vấn đề như khủng bố và xung đột tôn giáo mà tổ chức của họ không giúp họ giải quyết, không có khả năng tận dụng việc giải quyết chính những vấn đề ấy để gây dựng vai trò và ảnh hưởng ở khu vực và trên thế giới.