Hội nghị hợp tác phát triển vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ năm 2016

Công Thọ - Ảnh: Phạm Hùng
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Chiều 27/12, với vai trò là Chủ tịch Hội đồng vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ) Bắc Bộ, TP Hà Nội đã chủ trì tổ chức “Hội nghị hợp tác phát triển vùng KTTĐ Bắc Bộ năm 2016”.

Hội nghị có sự tham gia của các đồng chí: Hoàng Trung Hải - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội; Nguyễn Chí Dũng - Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch & Đầu tư, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo điều phối phát triển các vùng kinh tế trọng điểm; Ngô Thị Thanh Hằng - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội; Nguyễn Đức Chung - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch UBND TP Hà Nội và lãnh đạo các Bộ, Ngành Trung ương, Lãnh đạo và doanh nghiệp của các tỉnh, thành phố trong vùng KTTĐ Bắc Bộ, Vùng Đồng bằng sông Hồng, Vùng Thủ đô.
Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải phát biểu khai mạc
Nội dung chính của Hội nghị là: Đánh giá kết quả hợp tác vùng KTTĐ Bắc Bộ giai đoạn 2011 - 2016, Thông qua Kế hoạch điều phối vùng KTTĐ Bắc Bộ giai đoạn 2017 - 2020; Các Bộ, ngành Trung ương, Lãnh đạo các tỉnh, thành phố trong Vùng trình bày tham luận về các giải pháp nhằm đẩy mạnh và tăng cường hiệu quả của hoạt động hợp tác trong Vùng.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải cho biết, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ bao gồm 7 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, với vị trí, vai trò là vùng trung tâm đầu não về chính trị, kinh tế, văn hóa và khoa học công nghệ của cả nước, với các cơ quan Trung ương, các trung tâm điều hành của nhiều tổ chức kinh tế lớn, cơ sở đào tạo, nghiên cứu và triển khai khoa học công nghệ của quốc gia; là vùng hạt nhân phát triển, lãnh thổ động lực của vùng đồng bằng sông Hồng. 

Việc phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh, thành phố vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ có ý nghĩa rất lớn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của cả Vùng đồng bằng sông Hồng và cả nước.

Trong những năm qua, các tỉnh, thành phố trong Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đã và đang nỗ lực phấn đấu, phát huy tốt các lợi thế, tiềm năng sẵn có về vị trí địa lý, du lịch, giao thông, y tế, nguồn nhân lực chất lượng cao..., để thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, sự nghiệp đổi mới xây dựng, phát triển của địa phương, góp phần vào sự phát triển chung của đất nước.

Đặc biệt, năm 2016, năm đầu thực hiện Nghị quyết Đại hội 12 của Đảng, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2015 - 2020 và nghị quyết đại hội đảng bộ các tỉnh, thành phố, trong bối cảnh tình hình kinh tế, chính trị trên thế giới và trong nước có nhiều thuận lợi, thách thức đan xen, nhưng với quyết tâm chính trị cao nhất, Hà Nội và các tỉnh, thành phố trong Vùng đã tích cực, chủ động triển khai thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, quyết liệt, phát huy tính năng động, sáng tạo, tận dụng tiềm năng, lợi thế, tăng cường hợp tác, phát triển đạt được một số kết quả quan trọng; từng bước khẳng định được vị thế của Vùng là đầu tầu kinh tế khu vực miền Bắc.

Hội nghị có sự tham gia của các đồng chí: Hoàng Trung Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội; Nguyễn Chí Dũng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch & Đầu tư, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo điều phối phát triển các vùng kinh tế trọng điểm; Ngô Thị Thanh Hằng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội; Nguyễn Đức Chung, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch UBND TP Hà Nội và lãnh đạo các Bộ, Ngành Trung ương, Lãnh đạo và doanh nghiệp của các tỉnh, thành phố trong vùng KTTĐ Bắc Bộ, Vùng Đồng bằng sông Hồng, Vùng Thủ đô.

Với vị trí là Thủ đô của cả nước, trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ, kinh tế và giao dịch quốc tế, là nơi đặt trụ sở các cơ quan trung ương, các cơ quan đại diện, ngoại giao, đặc biệt, với tư cách là Chủ tịch Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ nhiệm kỳ 2015 - 2016, Hà Nội luôn nỗ lực phấn đấu thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng năm 2016, nổi bật là: Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 8,2%; thu ngân sách nhà nước đạt trên 173 nghìn tỷ đồng.

Tổng số vốn đầu tư xã hội tăng 10% so với năm 2015, đạt gần 278 nghìn tỷ đồng. Đã có trên 22.900 doanh nghiệp thành lập mới, tăng 19% so với năm 2015. Xây dựng nông thôn mới đạt kết quả cao, có thêm 01 huyện và 56 xã đạt chuẩn, đưa tổng số xã đạt chuẩn NTM của Thành phố lên 257/386 xã (đạt 66,58%). Các lĩnh vực quy hoạch, đô thị, văn hóa - xã hội tiếp tục phát triển, an sinh xã hội được đảm bảo. Công tác an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, quốc phòng được củng cố vững chắc; quan hệ đối ngoại, hợp tác phát triển được tăng cường. Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị tiếp tục đạt được những kết quả quan trọng.

Theo Bí thư, với tinh thần "Hà Nội vì cả nước, cả nước vì Hà Nội", trong nhiều năm qua, Hà Nội đã luôn tích cực triển khai nhiều hoạt động hợp tác, giao lưu với các tỉnh, thành phố trong cả nước. Sau khi có các quyết định và kết luận của Thủ tướng Chính Phủ về việc thành lập và mở rộng Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Quyết định số 198/QĐ-TTg ngày 25/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, Thủ đô Hà Nội và các tỉnh, thành phố trong Vùng đã tăng cường hơn các hoạt động liên kết, hợp tác trên nhiều các lĩnh vực, một số lĩnh vực đã đi vào chiều sâu, đạt được những kết quả thiết thực như đầu tư, thương mại, nông nghiệp, y tế, du lịch..., góp phần phát triển kinh tế - xã hội của mỗi địa phương, vào thành tựu chung của cả nước. Trong những hoạt động hợp tác, giao lưu đó, Thủ đô Hà Nội và các tỉnh, thành phố trong Vùng luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của các đồng chí lãnh đạo Trung ương, các Bộ, ban, ngành Trung ương.
 Ký kết biên bản hợp tác kinh tế giữa các tỉnh

Dự báo năm 2017 và những năm tiếp theo, tình hình kinh tế thế giới, khu vực và trong nước tiếp tục diễn biến phức tạp, đồng thời, với quá trình hội nhập mạnh mẽ sâu rộng của đất nước, việc tham gia Hiệp định đối tác Thương mại xuyên Thái Bình Dương (TTP) và hình thành cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) bên cạnh những thuận lợi là cơ bản, sẽ đặt ra nhiều khó khăn, thách thức về nguồn lực, trình độ phát triển, sức cạnh tranh... đòi hỏi các tỉnh, thành phố trong Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ cần tăng cường sự đoàn kết, hợp tác, giúp đỡ cùng nhau phát triển.

Bí thư Hoàng Trung Hải chia sẻ, việc tổ chức Hội nghị Hợp tác phát triển Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ là rất cần thiết và có ý nghĩa thiết thực, với mong muốn thông qua Hội nghị hôm nay, Thủ đô Hà Nội và các địa phương trong Vùng cùng đoàn kết, chung tay, góp sức, nỗ lực hơn nữa, đề xuất được các giải pháp khả thi nhằm đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động hợp tác, phát triển toàn diện, khai thác tối đa mọi tiềm năng, lợi thế, cơ hội của từng địa phương và toàn Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ; khẳng định vị trí, vai trò là một trong những vùng dẫn đầu về phát triển kinh tế - xã hội, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng đất nước phát triển, nhanh và bền vững.

Tại Hội nghị, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Doãn Toản báo cáo tóm tắt kết quả hợp tác vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ giai đoạn 2011-2016 và dự kiến Kế hoạch điều phối vùng KTTD Bắc Bộ giai đoạn 2017-2020.

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Doãn Toản cho biết, giai đoạn 2011 - 2016, quan hệ hợp tác giữa các tỉnh, TP trong Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ được tăng cường và có những bước phát triển mới. Năm 2012, Hà Nội tổ chức thành công Hội nghị hợp tác phát triển với sự tham gia của 11 tỉnh, TP Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ mở rộng vùng Đồng bằng sông Hồng. Các tỉnh, TP đã ký Biên bản ghi nhớ hợp tác phát triển trên nhiều lĩnh vực. Thực hiện nội dung Biên bản hợp tác đã ký kết, các địa phương trong vùng đã liên kết triển khai nhiều hoạt động và đạt được kết quả đáng ghi nhận trên nhiều lĩnh vực.

 Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Doãn Toản báo cáo tóm tắt kết quả hợp tác vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ giai đoạn 2011-2016 và dự kiến Kế hoạch điều phối vùng KTTD Bắc Bộ giai đoạn 2017-2020.

Đối với, lĩnh vực quy hoạch, phát triển hạ tầng giao thông, các tỉnh, TP cùng tham gia trong quá trình xây dựng các Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch giao thông và các quy hoạch liên quan. Đồng thời phôi hợp chặt chẽ với Bộ GTVT triển khai nhiều dự án đầu tư xây dựng, nâng cấp và mở rộng các tuyến đường giao thông huyết mạch, góp phần nâng cao khả năng giao thương, thúc dẩy phát triển kinh tế - xã hội trong vùng như: Đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, Quốc lộ 7... Trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại, các địa phương đã tích cực trao đổi thông tin về quy hoạch, cơ chế, chính sách, hiện trạng cơ sở hạ tâng các khu, cụm công nghiệp của địa phương. Đồng thời giới thiệu các DN đầu tư, sản xuất tại các địa phương, góp phần tái cơ cấu kinh tế, phát triển hệ thống siêu thị, cửa hàng tại các tỉnh, TP Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ…

Trên lĩnh vực du lịch, các tỉnh, TP trong vùng phối hợp hưởng ứng năm du lịch quốc gia, tích cực tham gia các sự kiện du lịch trong vùng. Hàng năm tổ chức các cuộc giao lưu giữa các DN du lịch của địa phương, chia sẻ kinh nghiệm quản lý hoạt động du lịch. Còn ở lĩnh vực văn hoá, thể thao, Hà Nội đã cử các đơn vị hoạt động biểu diễn nghệ thuật tại các lỉnh, TP trong Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Các tỉnh, TP cũng phối hợp tốt trong công tác bảo tồn di sản vật thể, phi vật thể, trùng tu, tôn tạo các di tích… Bên cạnh đó, các địa phương trong vùng cũng tăng cường hợp tác trên lĩnh vực y tế, giáo dục, lao động - thương binh và xã hội, nông nghiệp, an ninh trật tự, tài nguyên môi trường…

Sau phần tham luận, các tỉnh, thành phố vùng KTTĐ Bắc Bộ biểu quyết bầu ra Chủ tịch Hội đồng vùng nhiệm kỳ mới (2017-2018). Theo đó, Chủ tịch UBND Thành phố Hải Phòng là Chủ tịch Hội đồng Vùng nhiệm kỳ 2017-2018. Hộ nghị cũng thông qua và ký kết Kế hoạch điều phối vùng KTTĐ Bắc Bộ giai đoạn 2017-2020 và Biên bản Hội nghị hợp tác phát triển vùng KTTĐ Bắc Bộ năm 2016. 15 tỉnh, thành phố vùng KTTĐ Bắc Bộ, vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng Thủ đô ký Biên bản hợp tác giai đoạn 2017 - 2020.

Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Doãn Toản đánh giá, được sự quan tâm của T.Ư, quan hệ hợp tác giữa các địa phương trong Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ những năm qua đã góp phần đẩy mạnh phát triên kinh tế và mở rộng các hoạt dộng văn hoá xã hội. Cơ sở hạ tầng kết nối giữa các địa phương trong Vùng được quan tâm nâng cấp, hoàn thiện.

Mặc dù đã đạt được nhiều kết quả tích cực, song theo đánh giá của các địa phương trong Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, kết quả được vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của các địa phương. Hoạt động hợp tác chủ yếu mới được triển khai tích cực ở lĩnh vực kinh tế, trao đổi thông tin, kinh nghiệm, giúp đỡ đào tạo cán bộ mà chưa chuyển mạnh sang các bước thực hiện theo dự án, đề án cụ thể.
 

Bên cạnh đó, chưa xác định rõ vai trò của từng địa phương trong phối hợp phát triển của Vùng. Việc phối hợp triển khai thực hiện một số công trình ở địa bàn giáp ranh chưa được đẩy mạnh triển khai. Ngoài ra, các tỉnh trong Vùng chưa có sự phối hợp để đưa ra được những kiến nghị, đề xuất chung của Vùng với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các Bô, ngành T.Ư về các cơ chế, chính sách, các đề án, chương trình, dự án ưu tiên tạo động lực cho sự phát triển chung của Vùng.

Tại hội nghị, các địa phương cũng thông qua Kế hoạch điều phối phát triển Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ giai đoạn 2017 – 2020. Trong đó mục tiêu là khai thác tối đa mọi tiềm năng, lợi thế, cơ hội của từng địa phương và toàn Vùng trên nguyên tắc hài hoà về lợi ích, trách nhiệm và bình đẳng, cùng khai thác các cơ hội, lợi thế so sánh của vùng, cùng giải quyết các vấn đề chung của vùng. Qua đó góp phần khẳng định vai trò, vị trí của Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ là một trong những vùng dẫn đầu về phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững của cả nước.

Một số định hướng đã được các địa phương thống nhất là điều phối phát triển các ngành nông nghiệp, công nghiệp, thương mại và dịch vụ theo định hướng phát triển ngành, lĩnh vực chung của Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Thứ hai, điều phối giải quyết các vấn đề chung của Vùng như bảo vộ môi trường, đảm bảo an toàn giao thông, quản lý lao động và dân cư, phòng chống tệ nạn, giữ gìn an ninh - ưật tự xã hội. Thứ ba, cùng phối hợp, kiến nghị cấp có thẩm quyền ban hành giải pháp về cơ chế, chính sách xây dựng dồng bộ hộ thống kết cấu hạ tầng trong Vùng. Thứ tư, cùng phối họp chặt chẽ thực hiện các cơ chế, chính sách phát triển kinh tế - xã hội, gắn với nhiệm vụ bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội trong Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

Phát biểu Bế mạc Hội nghị, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, sau hơn 3 giờ làm việc tập trung và tích cực, Hội nghị “Hợp tác phát triển Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ năm 2016” đã ghi nhận nhiều ý kiến quý báu liên quan đến một số nội dung liên kết, hợp tác phát triển giai đoạn 2017-2020 của vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và Đồng bằng sông Hồng.

Đặc biệt, Hội nghị đã được nghe các đồng chí lãnh đạo các Bộ, Ngành Trung ương, các tỉnh, thành phố tham luận, đóng góp ý kiến và đề xuất kiến nghị để Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ ngày càng phát triển, xứng đáng là trung tâm kinh tế năng động và là đầu tàu kinh tế quan trọng của cả nước. 
 Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung

“Thay mặt cho các tỉnh, thành phố, Tôi xin tiếp thu những những ý kiến tham vấn đầy trách nhiệm của các quý vị đại biểu”, Chủ tịch Nguyễn Đức Chung bày tỏ.

Theo Chủ tịch UBND TP Hà Nội, có thể nói, những kết quả được ghi nhận tại Hội nghị lần này sẽ góp phần mở ra cơ hội phát triển mới, với những thành tựu mới cho Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Trong đó, sự đồng thuận, thống nhất của 7 thành viên Hội đồng Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ trong Kế hoạch Điều phối phát triển Vùng giai đoạn 2017-2020 và Bầu Chủ tịch UBND Thành phố Hải Phòng là Chủ tịch Hội đồng Vùng nhiệm kỳ 2017-2018 sẽ là bước đệm vững chắc để Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ bứt phá trong thời gian tới. Và Biên bản Hợp tác phát triển toàn diện trên các lĩnh vực mà 15 tỉnh, thành phố ký kết đã thể hiện sự quyết tâm, nỗ lực đổi mới phát triển và gắn kết các vùng thành chuỗi phát triển kinh tế bền vững của Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Vùng Đồng bằng sông Hồng và Vùng Thủ đô.

“Nhân đây, tôi đề nghị các tỉnh, thành phố nhanh chóng cụ thể hóa các nội dung trong Kế hoạch điều phối và Biên bản hợp tác thành những nhiệm vụ cụ thể để khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế, động lực của mỗi địa phương và của toàn Vùng trên nguyên tắc hài hòa về lợi ích, trách nhiệm và bình đẳng”, Chủ tịch Nguyễn Đức Chung đề nghị.