Cuộc đua cắt giảm khí thải
Tại hội nghị, Mỹ dự kiến công bố mục tiêu cắt giảm khí thải carbon mới, đồng thời kêu gọi hợp tác với các nước khác trong cuộc chiến chống BĐKH. Các tổ chức vận động về môi trường đã kêu gọi Tổng thống Biden đặt ra mục tiêu cắt giảm khí thải ít nhất 50% đến năm 2030, gấp đôi cam kết trước đó của Mỹ, đồng thời nỗ lực hạn chế mức tăng nhiệt độ trên toàn cầu không quá 1,5 độ C so với thời tiền công nghiệp.Chính quyền cựu Tổng thống Barack Obama từng đặt mục tiêu đến năm 2025 cắt giảm 26 - 28% khí thải so với năm 2005. Tuy nhiên, chính quyền Tổng thống Donald Trump sau đó đã ngừng các nỗ lực nhằm đạt được mục tiêu này, đồng thời rút Mỹ khỏi Hiệp định Paris và áp dụng các chính sách có lợi cho các nhà sản xuất nhiên liệu hóa thạch.Báo cáo của Hội đồng bảo vệ các nguồn tài nguyên (NDC) hồi tháng 3/2021 cho rằng, mục tiêu cắt giảm 50% khí thải sẽ “giúp nước Mỹ thoát khỏi sự suy thoái vì đại dịch bằng cách tạo ra việc làm cho hàng triệu người Mỹ mỗi năm, tránh được hàng chục nghìn cái chết sớm và tạo động lực cho những hành động tham vọng hơn nhằm chống BĐKH toàn cầu”.Chương trình khí hậu của Tổng thống Biden bao gồm một gói ngân sách về cơ sở hạ tầng đầu tư vào chuyển giao năng lượng sạch, một trong những nỗ lực liên bang lớn nhất của Mỹ nhằm kiềm chế lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Nguồn tiền này chủ yếu sẽ được chi bằng cách tăng thuế thu nhập DN. Tuần trước, hơn 300 lãnh đạo DN đã thúc giục Tổng thống Biden tăng gấp đôi mục tiêu cắt giảm khí thải so với mức hiện tại. Động thái này cho thấy lĩnh vực tư nhân sẵn sàng tham gia vào các mục tiêu chính sách chống BĐKH của chính quyền Mỹ. Chính quyền Tổng thống Biden cũng đã ban hành các quy định mới đối với các nhà sản xuất nhiên liệu hóa thạch, cùng các sắc lệnh hành chính đảo ngược chính sách của người tiền nhiệm trong các vấn đề như nước sạch, không khí, hóa chất, bảo vệ đất và đời sống hoang dã. Hiện chưa rõ mục tiêu cụ thể mà Mỹ có thể đưa ra trong việc cắt giảm khí thải. Dù vậy, mức 50% mà các nhóm vận động đang kêu gọi vẫn thấp hơn so với cam kết của Anh và Liên minh châu Âu, lần lượt là 68% và 55%. Bên cạnh đó vẫn tồn tại nhiều thách thức trong việc triển khai để đảm bảo vẫn duy trì được các mục tiêu kinh tế.Vẫn còn hoài nghiVới trọng tâm là thúc đẩy mục tiêu giảm phát thải và thích ứng với BĐKH, cách thức mang lại các cơ hội kinh tế và việc làm mới, Hội nghị thượng đỉnh trực tuyến về khí hậu là sáng kiến của Chính phủ Mỹ nhằm thúc đẩy cuộc chiến toàn cầu chống BĐKH, một trong những ưu tiên chính sách của Washington dưới thời Tổng thống Joe Biden. Sự kiện diễn ra cùng dịp kỷ niệm lần thứ 5 Thỏa thuận Paris về BĐKH.Hội nghị thượng đỉnh trực tuyến về khí hậu lần này được xem như cơ hội để Mỹ thể hiện vai trò đi đầu trong các vấn đề toàn cầu và kêu gọi các nước khác làm điều tương tự. Dù vậy, hiện vẫn còn nhiều hoài nghi đối với các cam kết dài hạn mà Tổng thống Biden có thể đưa ra, nhất là trong một môi trường chính trị đầy biến động của Mỹ. Vấn đề lớn nhất với lập luận của chính quyền Tổng thống Joe Biden rằng nước Mỹ sẽ trở lại vị trí dẫn đầu thế giới về khí hậu có thể là cuộc bầu cử giữa kỳ tiếp theo.Hiện từng bước đi của chính quyền Tổng thống Biden vẫn được các nhà lãnh đạo thế giới quan sát và xem xét, trong bối cảnh hai tổng thống tiền nhiệm của Đảng Cộng hòa - George W. Bush vào năm 2001 và Donald Trump vào năm 2017 đã từng từ chối hoặc rút hoàn toàn khỏi các hiệp định lớn về khí hậu lớn. Bên cạnh đó, đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa vẫn còn chia rẽ trong quan điểm nước Mỹ có thể mạnh mẽ đến đâu trong cuộc chiến chống BĐKH.
Thông tin từ Bộ Ngoại giao cho biết, nhận lời mời của Tổng thống Mỹ Joe Biden, Chủ tịch Nước Nguyễn Xuân Phúc tham dự và phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu được tổ chức theo hình thức trực tuyến từ ngày 22 - 23/4. Hội nghị là cơ hội lớn để lãnh đạo các nước, DN, các tổ chức xã hội thảo luận về tính cấp bách của vấn đề, yêu cầu đưa ra những hành động mạnh mẽ hơn để tháo gỡ vấn đề. |