Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Hỗn loạn tiền tệ phá đà phục hồi

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Người đứng đầu WTO nêu rõ phản ứng trước những quan ngại rằng các nền kinh tế có thể tìm kiếm lợi thế cạnh tranh bằng cách đưa ra một "mức tỷ giá có lợi cho họ" là chuyện của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), chứ không phải của WTO.

KTĐT - Người đứng đầu WTO nêu rõ phản ứng trước những quan ngại rằng các nền kinh tế có thể tìm kiếm lợi thế cạnh tranh bằng cách đưa ra một "mức tỷ giá có lợi cho họ" là chuyện của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), chứ không phải của WTO.

Tổng giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) Pascal Lamy cảnh báo rằng thái độ "bất hợp tác" trên các thị trường ngoại hối có thể hủy hoại nghiêm trọng sự phục hồi của nền kinh tế toàn cầu.

Phát biểu tại cuộc họp của Ủy ban Đàm phán Thương mại thuộc WTO ở Geneva, Thụy Sĩ ngày 19/10, ông Lamy nhấn mạnh: "Con đường khó khăn hướng tới sự ổn định và phục hồi do thương mại dẫn đầu có thể bị nguy hiểm do sự thiếu hợp tác về vấn đề tiền tệ."

Người đứng đầu WTO nêu rõ phản ứng trước những quan ngại rằng các nền kinh tế có thể tìm kiếm lợi thế cạnh tranh bằng cách đưa ra một "mức tỷ giá có lợi cho họ" là chuyện của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), chứ không phải của WTO.

Song, Ông Lamy nói: "Tuy vậy, tôi nghĩ rằng chúng tôi (WTO) sẽ chia sẻ lo ngại với các bạn (IMF), vì tôi tin rằng lịch sử sẽ phán xét chúng ta một cách nghiêm khắc nếu bất kỳ một cá nhân thiển cận nào làm nản lòng các nỗ lực chung của chúng ta nhằm thoát khỏi khủng hoảng kinh tế."

Các bộ trưởng và thống đốc ngân hàng trung ương G20 dự kiến sẽ nhóm họp tại Hàn Quốc vào ngày 22/10 để thảo luận về tình trạng bất ổn định trên các thị trường ngoại hối hiện nay, trước khi tiến hành hội nghị thượng đỉnh G20 vào tháng tới (cũng tại Hàn Quốc).

Một số nhà phân tích lo ngại nguy cơ xảy ra một "cuộc chiến tiền tệ" mang tính bảo hộ, mà theo đó các nền kinh tế lớn tìm cách thúc đẩy xuất khẩu bằng cách hạ giá đồng nội tệ để làm cho hàng hóa của họ rẻ hơn ở thị trường nước ngoài.

Phát biểu trước báo giới, ông Lamy khẳng định: "Nguy cơ xảy ra những xích mích liên quan đến tỷ giá là có thật. Những căng thẳng liên quan đến vấn đề này đã rõ nét hơn so với các tháng trước, với một số dấu hiệu lộn xộn đã xuất hiện trên thị trường."

Theo ông Lamy, một biện pháp đa phương là cách tốt nhất để kiềm chế nguy cơ đó, bắt đầu bằng một phương thức "chẩn đoán chung" các căn nguyên dẫn đến sự bất ổn trên các thị trường ngoại hối. Ông chỉ ra rằng nếu một nước sử dụng tỷ giá hối đoái để tăng cường khả năng cạnh tranh, điều này sẽ gây áp lực chính trị đối với những nước khác.

Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) cáo buộc Trung Quốc, nước xuất khẩu lớn nhất thế giới, đang cố tình duy trì đồng NDT ở mức tỷ giá rất thấp, trong khi đồng USD của Mỹ đã suy giảm đáng kể trong thời gian qua và Brazil đã can thiệp nhằm ngăn chặn sự tăng giá của đồng nội tệ (real).

Trong một báo cáo công bố ngày 19/10, Ngân hàng Thế giới (WB) cho rằng đồng NDT mạnh hơn sẽ có lợi cho Trung Quốc, giúp nước này kiềm chế lạm phát và thúc đẩy tiêu dùng trong nước.

Theo WB, các nước phát triển và đang phát triển trên khắp thế giới có xu hướng tránh các mức tỷ giá mạnh hơn, giữa lúc những lo ngại về nhu cầu yếu hơn ở thị trường bên ngoài, qua đó xuất khẩu bị hạn chế, đang gia tăng.