Nắm rõ các nguồn phát thải lớnTheo báo cáo của Phòng TN&MT huyện Gia Lâm, tổng lượng nước thải sinh hoạt của khu vực nông thôn phát sinh hàng ngày khoảng 17.548m3/ngày. Bên cạnh đó, tính đến tháng 10/2017, tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt khu dân cư nông thôn phát sinh là 53.458,42 tấn (tương đương 17,82 tấn/ngày đêm). Trên địa bàn huyện hiện có 6 khu vực dân cư đang có nguy cơ gây ô nhiễm cục bộ từ hoạt động sản xuất, mặc dù đã có biện pháp xử lý nhưng chưa triệt để, gồm: Sản xuất hành phi Dương Xá, ván ép Đình Xuyên và Dương Hà, chăn nuôi tại Lệ Chi. Đây là những điểm nóng gây ô nhiễm môi trường không khí trong khu dân cư thời gian qua.Ngoài ra, 5 cụm công nghiệp và khu sản xuất làng nghề tập trung, gồm: Cụm công nghiệp Ninh Hiệp, Happro, Phú Thị, cụm sản xuất làng nghề Bát Tràng và cụm sản xuất làng nghề Kiêu Kỵ là nguồn gây ra lượng chất thải lớn trên địa bàn huyện.Từng bước giải quyết dứt điểmĐể giải bài toán môi trường, tiến tới hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới đã đề ra, ngay từ đầu năm, UBND huyện đã ban hành các kế hoạch triển khai công tác môi trường trên địa bàn. Bên cạnh đó, UBND huyện tiếp tục duy trì tổ chức thực hiện Đề án “Nâng cao chất lượng công tác duy trì vệ sinh môi trường trên địa bàn huyện Gia Lâm giai đoạn 2016 – 2020”.
Huyện cũng chỉ đạo UBND các xã, thị trấn và các phòng, ban liên quan thường xuyên kiểm tra, giám sát công tác duy trì vệ sinh môi trường; giao chỉ tiêu thu và tổ chức thực hiện thu giá dịch vụ vệ sinh môi trường đảm bảo thu đủ, thu đúng đối tượng; chỉ đạo duy trì công tác báo cáo của UBND các xã, thị trấn vào ngày 15 hàng tháng; định kỳ 2 tháng UBND huyện giao ban công tác môi trường với Chủ tịch UBND các xã, thị trấn.Đến nay, công tác môi trường trên địa bàn huyện đã có nhiều chuyển biến tích cực. Chất thải trong chăn nuôi được xử lý đạt từ 60 - 80% bằng hệ thống biogas. Đối với môi trường nước mặt tại các ao hồ, đã xử lý ô nhiễm môi trường nước của 2 ao, hồ tại 2 xã Ninh Hiệp và Đa Tốn. Sau khi ban hành các kế hoạch triển khai công tác thu gom nước thải sinh hoạt khu dân cư xả trực tiếp vào sông Cầu Bây và sông Thiên Đức đoạn qua địa bàn huyện Gia Lâm, đến nay huyện đã xử lý gần như triệt để toàn bộ nước thải tại các sông. Đối với môi trường làng nghề, UBND huyện đã phê duyệt 5/5 phương án bảo vệ môi trường của làng nghề, gồm: Làng thuốc bắc Ninh Hiệp, làng nghề gốm sứ Kim Lan, làng nghề quỳ và dát vàng Kiêu Kỵ, làng nghề gốm sứ Bát Tràng và làng nghề bún bánh Yên Viên, giải quyết cơ bản tình trạng ô nhiễm. Đối với môi trường tại các cụm công nghiệp, 5/5 cụm công nghiệp, cụm sản xuất làng nghề tập trung đều đã xây dựng xong trạm xử lý nước thải. 100% khí thải công nghiệp phát sinh từ các cơ sở đều có biện pháp xử lý.
Cơ bản các cơ sở đã ký hợp đồng thu gom chất thải rắn công nghiệp thông thường. Những nỗ lực trên đã và đang góp phần giúp nhiều tuyến đường, hè phố và đường làng, ngõ xóm ở Gia Lâm phong quang, sạch đẹp hơn. Nhưng kết quả lớn hơn là ý thức của người dân trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường đã từng bước được nâng cao.