Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Hy Lạp và cuộc bầu cử im lặng

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Hy Lạp đang chuẩn bị cho cuộc bầu cử thứ 3 trong vòng 9 tháng qua dưới bầu không khí uể oải pha lẫn tức giận của cử tri.

Với những người đã quá mệt mỏi vì “thắt lưng buộc bụng”, sức ép từ chủ nợ và cuộc khủng hoảng di cư khiến người dân Hy Lạp phẫn nộ hơn bao giờ hết. Và điều này chắc chắn sẽ tác động rất lớn đến các phiếu bầu.
Công tác chuẩn bị cho cuộc bầu cử đã hoàn tất.
Công tác chuẩn bị cho cuộc bầu cử đã hoàn tất.
Giống như tất cả các chính trị gia trên khắp hành tinh này, các ứng viên tham gia cuộc bầu cử vào ngày mai (20/9) rất thích diễn thuyết và thường chọn các khu vực trung tâm để phát đi thông điệp của mình. Bởi thế không khó nhận ra bầu không khí sôi động vốn có của một bầu cử tại Athens với những giàn giáo, biển quảng cáo tấm lớn và hệ thống loa phóng thanh.
Sự trừng phạt của cử tri

Đêm thứ Năm, ở Athens, Vangelis Meimarakis – chính trị gia bảo thủ kỳ cựu đã có bài diễn thuyết hung hồn trước đám đông tại Quảng trường Omonia với thông điệp “chúng ta hãy đưa Hy Lạp tiến lên phía trước”. Đáp lại lời kêu gọi của ông Meimarakis chỉ là khuôn mặt lầm lì, cau có và hoặc thờ ơ.
Cử tri thờ ơ với cuộc bầu cử bởi sự thất bại của các Thủ tướng trong việc chấm dứt khủng hoảng nợ.
Cử tri thờ ơ với cuộc bầu cử bởi sự thất bại của các Thủ tướng trong việc chấm dứt khủng hoảng nợ.
Cách đó không xa, bầu không khí vắng lặng cũng bao quanh khu vực vận động tranh cử của đảng Syriza với các tấm poster chân dung của cựu Thủ tướng Alexis Tspiras. Thay vì hàng trăm người vây quanh các ki-ốt dựng sẵn để xem xét cương lĩnh tranh cử, chỉ có khoảng chục đảng viên trẻ đang lãnh đạm nhìn dòng người qua lại.
Trên toàn quốc, các chính trị gia khác đã cố gắng hết sức để thu hút cử tri ủng hộ nhưng nỗ lực này dường như chưa được đền đáp bởi 2 cuộc bầu cử Quốc hội và một cuộc trưng cầu dân ý. Sự mệt mỏi và chán chường của cử tri là hoàn toàn dễ hiểu bởi cái họ cần lúc này không phải là một lá phiếu để lựa chọn mà là một cơ hội để nói thẳng ra điều mình muốn.

Aliki Mouriki - một nhà xã hội học tại Trung tâm nghiên cứu quốc gia Hy Lạp nhận định, “cuộc bầu cử im lặng” này có thể coi là một sự trừng phạt của các cử tri với các chính trị gia nước này bởi họ thấy dường như bị phản bội sau các cuộc bầu cử và trưng cầu lần trước.

Cơ hội cuối cùng

Tuy nhiên, bất chấp sự ngao ngán của cử tri, cuộc bầu cử vẫn mang tính quyết định với số phận của đất nước Hy Lạp. Trong vòng xoáy của cuộc khủng hoảng nợ đã nhấn chìm Hy Lạp suốt mấy năm qua, cuộc bỏ phiếu ngày Chủ Nhật là một bước ngoặt tiềm năng, đưa quốc gia đang bất ổn nhất châu Âu trở lại con đường phát triển bình thường. Vượt qua tâm lý lo ngại về một giai đoạn bất ổn chính trị mới của Athens, nhiều chuyên gia cho rằng, cử tri Hy Lạp cần nhận thức cuộc bầu cử là “cơ hội cuối cùng” của đất nước.
Trái với sự vắng lặng ở các điểm vận động bầu cử, hàng trăm người dân tụ tập để phản đối chính sách khắc khỏ.
Trái với sự vắng lặng ở các điểm vận động bầu cử, hàng trăm người dân tụ tập

để phản đối chính sách khắc khỏ.
Trên thực tế, sau 7 tháng kiên quyết chống “thắt lưng buộc bụng” dưới sự lãnh đạo của đảng Syriza, dù phần nào “xoa dịu” được tinh thần dân tộc của phần lớn người dân Hy Lạp nhưng nó đã làm tổn thương mối quan hệ giữa Athens với các đối tác EU. Một nền kinh tế trì trệ, tình trạng đói nghèo, thất nghiệp tăng cao và nguy cơ bị Eurozone cho “ra rìa” là một cái giá quá đắt cho cuộc bỏ phiếu nói không với chương trình thắt chặt chi tiêu mà Syriza chủ trương.
Trong lúc chưa biết ai là người sẽ giành được chiến thắng trong cuộc bỏ phiếu ngày mai, các quan chức EU đã phát đi cảnh báo bất kỳ một tư tưởng phản đối chương trình cải cách khắc nghiệt mà Athens đã chấp nhận để đổi lấy gói cứu trợ mới sẽ là một “chén thuốc độc”. Gần 6 năm sau sự bùng nổ của cuộc khủng hoảng tài chính tháng 10/2009, Hy Lạp dường như không còn đủ sức đối phó với bất kỳ một sự thay đổi gây sốc nào nữa và chỉ còn một lựa chọn duy nhất là tuân thủ các yêu cầu cứng nhắc từ chủ nợ.
Bên trong sự hòa nhoáng bên ngoài nhà Quốc hội là các cuộc tranh luận nảy lửa và kéo đài thâu đêm về giảm lương, tăng thuế.
Bên trong sự hòa nhoáng bên ngoài nhà Quốc hội là các cuộc tranh luận nảy lửa và kéo đài thâu đêm

của các nghị sĩ về giảm lương, tăng thuế.
Kết quả của các cuộc thăm dò mới công bố cho thấy không có đảng nào giành được đa số phiếu bầu. Ông Tsipras và Meimarakis vẫn là hai đối thủ nặng ký nhất cho vị trí Thủ tướng khi còn khoảng 10% cử tri chưa quyết định sẽ bầu chọn cho ai. 
Trong bối cảnh một mùa đông khắc nghiệt đang đến gần, kịch bản mang tên Grexit vẫn đang nằm trên bàn nghị sự của lãnh đạo các quốc gia châu Âu khiến Hy Lạp có thể bị trục xuất khỏi Eurozone bất kỳ lúc nào. Đó là lý do tại sao biểu hiện của Athens trong một vài tháng tới sẽ rất quan trọng, tác động trực tiếp đến tốc độ, quy mô giải ngân các khoản cứu trợ mới của chủ nợ. Và cái mà Hy Lạp cần để đối phó với cuộc khủng hoảng toàn diện hiện nay, ngoài một Thủ tướng giỏi còn là một bộ máy Nội các toàn diện với các chuyên gia hàng đầu trong các lĩnh vực.