Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

IMF kêu gọi Italy cải tổ thị trường lao động

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Chính phủ của Thủ tướng Italy Matteo Renzi đang nỗ lực rà soát lại các luật lao động để vực dậy nền kinh tế đang "ốm yếu". Tuy nhiên, việc kinh tế Italy quay lại suy thoái trong quý 2/2014 đã khiến các chuyên gia phân tích đặt dấu hỏi về "năng lực" của ông Renzi trong việc thay đổi được tình hình hiện nay.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vừa lên tiếng kêu gọi chính phủ Italy cần phải cải tổ thị trường lao động để kích thích kinh tế tăng trưởng.

IMF cũng điều chỉnh hạ dự báo về tốc độ tăng GDP của Italy xuống -0,1%, trái ngược với dự đoán trước đó là tăng 0,3%. Tỷ lệ thất nghiệp tại Italy theo dự đoán của IMF sẽ ở mức kỷ lục 12,6%.

Chính phủ của Thủ tướng Italy Matteo Renzi đang nỗ lực rà soát lại các luật lao động để vực dậy nền kinh tế đang "ốm yếu". Tuy nhiên, việc kinh tế Italy quay lại suy thoái trong quý 2/2014 đã khiến các chuyên gia phân tích đặt dấu hỏi về "năng lực" của ông Renzi trong việc thay đổi được tình hình hiện nay.

 
Một siêu thị tại Italy. (Ảnh minh họa. Nguồn: movetomontreal.com)
Một siêu thị tại Italy. (Ảnh minh họa. Nguồn: movetomontreal.com)
Trong khi đó, Bộ trưởng Tài chính Pier Carlo Padoan buộc phải thừa nhận rằng nền kinh tế Italy “có thể” lại đi xuống trong năm nay.

Báo cáo mới công bố của Cơ quan thống kê nhà nước Italy (ISTAT) cho thấy nước này đã rơi vào tình trạng giảm phát và là nước duy nhất trong số các quốc gia hàng đầu của EU rơi vào tình trạng này.

Hãng xếp hạng tín nhiệm Standard & Poor mới đây đã cảnh báo việc chậm trễ cải tổ cơ cấu tại Italy khiến niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp và nhà đầu tư không có bước cải thiện.

Theo IMF, nền kinh tế Italy tăng trưởng yếu cũng ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách chính phủ. Trong khi đó, nợ công của Italy - hiện đứng thứ hai trong Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) sau Hy Lạp - dự kiến sẽ vọt lên 136,4% GDP năm 2014, so với mức 132,6% GDP năm 2013.

IMF cũng cảnh báo về những rủi ro lớn khác mà kinh tế Italy phải đối mặt, nhất là khi Liên minh châu Âu (EU) gia tăng lệnh trừng phạt Nga – một trong những đối tác thương mại hàng đầu của Italy.