Nếu như kế hoạch này được thực hiện, chính trường, kinh tế và chính sách đối ngoại của Mỹ sẽ có thay đổi đáng kể, thậm chí ngược lại với tình hình hiện nay.
Tân Tổng thống Mỹ Donald Trump đã từng hứa sẽ ”Khiến nước Mỹ trở nên hùng mạnh trở lại”, đồng thời nêu kế hoạch 100 ngày đầu tiên làm Chủ nhân Nhà Trắng.
Ông đã khẳng định sẽ xóa bỏ ”dấu vết” của ”thời đại” Obama và gây dựng một nước Mỹ với chủ trương bảo hộ.
Chính sách nhập cư
Quan điểm chống người di cư tới Mỹ của ông Trump đã góp phần định hình toàn bộ chiến dịch tranh cử của ông trong suốt 1 năm qua và sẽ ảnh hưởng tới đường lối của nước Mỹ trong thời gian tới.
Ông đã cam đoạn sẽ loại bỏ tất cả văn bản pháp luật của nước Mỹ về di cư, tuy nhiên điều này còn phải thông qua các nhà làm luật. Bên cạnh đó, các chuyên gia khuyến cáo việc này sẽ gây ra sự thiếu hụt lao động, ảnh hưởng nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Thay vào đó, Tổng thống này sẽ bắt đầu quá trình trục xuất hàng loạt người di cư bất hợp pháp, có tiền án tiền sự.
Nghiên cứu gần đây cho thấy, có gần 168.000 người di cư bất hợp pháp tại Mỹ, tuy nhiên ông Trump khẳng định con số này tới gần 2 triệu. Bên cạnh đó, ý tưởng xây dựng bức tường ngăn người nhập cư dọc biên giới Mexico có thể được hiện thực hóa, bất chấp chi phí khổng lồ của công trình này.
Cải tổ chính trường Mỹ
Tổng thống Donald Trump cũng chủ trương ”hút sạch tiền” của giới chức Mỹ giàu có. Ông từng ghi dấu ấn khi nói ”sẽ giảm tệ nạn tham nhũng vì lợi ích nhóm”.
Công tác cỉa tổ chính trường Mỹ của tân Tổng thống có thể bao gồm sửa đổi Hiến pháp, nhằm áp dụng những điều khoản chặt chẽ hơn đối với quá trình lobby của Quốc hội.
Trong một nỗ lực nhằm tinh giảm biên chế bộ máy chính quyền Mỹ, tỷ phú Trumo có thể đưa ra quy định đóng băng tạm thời việc tuyển dụng công chức liên bang (trừ các lĩnh vực quân đội, an ninh công cộng và y tế công).
Thương mại
Nước Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump có thể vượt qua những cam kết truyền thống của đảng Cộng hòa trong vấn đề thương mại tự do, thay vào đó áp đặt hệ thống bảo hộ doanh nghiệp nội địa. Ông sẽ ngay lập tức tuyên bố ý định ”tái đàm phán” hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ với Canada và Mexico.
Tiến trình đàm phán Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) giữa 12 quốc gia mà Mỹ là đầu tàu vì thế sẽ chững lại.
Đối ngoại
Theo Hiến pháp Mỹ, Tổng thống có quyền hành đáng kể. Mặc dù chỉ Quốc hội mới có thể chính thức tuyên bố chiến tranh hoặc phê chuẩn các hiệp định, tổng thống có thể sử dụng (hoặc từ chối sử dụng) lực lượng quân sự mà không cần sự chấp thuận rõ ràng của Quốc hội. Tổng thống cũng có thể tham gia các thỏa thuận quốc tế, bổ nhiệm đội ngũ nhân viên quyền lực của Nhà Trắng, và thay đổi chính sách đối ngoại Mỹ bằng các hoạt động hành pháp, như Obama gần đây đã thực hiện đối với Cuba.
Với quyền lực đáng kể như vậy kết hợp với phong cách ”khó đoán” của Tổng thống Donald Trump, trục đối ngoại của Mỹ sẽ rất khó để dò xét trong thời gian tới.
Theo dự đoán, chính quyền của Trump sẽ tự tạo khoảng cách với một số đồng minh truyền thống ở châu Âu và châu Á và gần như sẽ tách biệt với Trung Đông.
Ông Donald Trump từng khẳng định, sẽ không đảm bảo sự bảo hộ cho các đồng minh thuộc Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) trong các tấn công. Đặc biệt, khi kế hoạch điều động quân tới gần biên giới các nước châu Âu cận Nga đang dang dở, việc ông Trump đắc cử có thể gây phức tạp tiến trình này.
Năng lượng và Môi trường
Trong khi các nhà môi trường đang rất sốt sắng, Tổng thống Trump lại từng có phát ngôn rất ”bình thản” trước vấn đề nóng lên toàn cầu. Ông còn dự định sẽ hủy bỏ việc thanh toán hàng tỷ USD cho các chương trình chống biến đổi khí hậu của Liên Hợp quốc.
Ông cũng từng hứa sẽ dỡ bỏ các hạn chế để khai thác dầu đá phiến, và thúc đẩy sản lượng khí đốt tự nhiên và dầu.
Việc phong tỏa Đường ống dẫn dầu Keystone dự kiến cũng được gỡ bỏ. Các nhà môi trường trước đó đã phải rất vả để thuyết phục cựu Tổng thống Barack Obama dừng dự án này.
Xóa bỏ ”di sản” của ông Obama
Đây dự kiến sẽ là một trong những điều đầu tiên Tổng thống Trump thực hiện khi đắc cử. Ông từng khẳng định sẽ huy bỏ mọi ”biên bản ghi nhớ mà Tổng thống Obama đưa ra”.
Chương trình bảo hiểm y tế mang dấu ấn của cựu Tổng thống - ”Obamacare” sẽ bị hủy bỏ đầu tiên. Khoảng 12,7 triệu người sẽ không còn được hưởng lợi từ chương trình này.
Thay vào đó, ông Trump sẽ thay thế chương trình bằng ”Tài khoản Tiết kiệm Y tế”.