Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Kết quả bỏ phiếu sớm hé lộ gì về chủ nhân tương lai của Nhà Trắng?

Tú Anh (Theo AFP)
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Hơn 27 triệu người đã tham gia bỏ phiếu sớm cho cuộc bầu cử Mỹ, và kết quả đã đưa ra một số gợi ý về chủ nhân chính thức của Nhà Trắng.

Trước thềm cuộc bầu cử ngày 8/11, số lượng cử tri đi bỏ phiếu sớm đã tăng 6,7 triệu so với cùng kỳ năm 2012, theo hãng phân tích Catalist.
Những con số thống kê đem đến cả tin tốt và tin xấu với ứng viên đảng Dân chủ Hillary Clinton. Theo đó, bà đã đánh bại đối thủ - tỷ phú Donald Trump một cách sít sao trong cuộc đua vào Nhà Trắng. Bên cạnh đó, tỷ lệ cử tri đảng Cộng hòa đi tham dự bầu cử sớm nhiều hơn bên đảng Dân chủ tại một số bang, cũng được coi là lợi thế cho bà Clinton. 
Nhưng kết quả cũng cho thấy tỷ lệ người ủng hộ bà Clinton trong cộng đồng thanh niên và người Mỹ gốc Phi là không cao. Đây lại là bộ phận quyết định chiến thắng của Tổng thống Barack Obama trong năm 2008.
 
Tại Chicago, nơi Tổng thống Obama sinh sống, cũng là thành phố lớn thứ 3 nước Mỹ, tỷ lệ đi bầu cho bà Clinton trong cuộc bầu cử sớm cũng còn khiêm tốn. Dù đây cũng là một trong những nơi ủng hộ ông Obama mạnh mẽ nhất trong cuộc bầu cử năm 2012. “Việc duy trì những điều ông Obama làm cho đất nước này là vô cùng quan trọng”, theo cử tri đảng Dân chủ Deborah Land, 61 tuổi chia sẻ bên ngoài một điểm bỏ phiếu sớm ở Chicago. Tuy vậy, niềm tin này có thể hỗ trợ bà Clinton – người cộng sự thân cận của Tổng thống Obama, vốn luôn tuyên bố sẽ duy trì những “di sản” của ông sau khi kết thúc nhiệm kỳ.
Tính đến nay, cả bà Clinton và tỷ phú Trump đều không được lòng phần lớn người dân với tỷ lệ ủng hộ khá thấp so với mặt bằng ứng viên trong các cuộc bầu cử Mỹ trước đây. Bà Cliton được 44%, trong khi ông Trump giành 38% tỷ lệ ủng hộ, theo một khảo sát đa năng do RealClearPolitics thực hiện.
Bị đánh giá là mộ trong những cuộc bầu cử ”đen tối” lịch sử nước Mỹ, các cử tri hiện giờ không còn tha thiết với ứng viên mình chọn. Họ đi bầu vì nghĩ ứng viên này ”bớt tồi tệ” hơn đối thủ kia.
Ông Mark Baker, một cử tri ủng hộ bà Clinton cho biết, ông thất vọng với cuộc bầu cử năm nay ”bởi bản chất sự kiện và đặc biệt là ông Trump”. Việc vụ bê bối sử dụng email cá nhân của bà Clinton tiếp tục bị đào xới tuần trước tiếp tục khiến cuộc đua vào Nhà Trắng trở nên khó đoán. Khảo sát của trang Washington Post-ABC phối hợp thực hiện lần đầu kể từ tháng 5 cho thấy Donald Trump dẫn trước với tỷ trọng 46:45.
Michael McDonald, chuyên gia từ Đại học Florida,  cho rằng các cử tri bầu sớm sẽ khó lung lay. ”Những cử tri đi bầu sớm đã thu thập đủ thông tin và tin tưởng vào một ứng viên rồi... nhưng tín hiệu đáng lo ngại (đối với bà Clinton) là những người trẻ và dân da màu. Họ là những mảnh ghép thiết yếu trong quá trình bầu và tái bầu chọn ông Obama”.
Tuy nhiên, bà Clinton lại giành được đồng cảm từ nhiều cử tri Latino đi bầu sớm tại các bang còn đang tranh chấp như Nevada, Virginia và Colorado, theo ông McDonald. ”Đây được coi là thất bại của ông Trump bởi tỷ phú này buộc phải giành được các bang trên”, theo chuyên gia này.
 
*Đa số các bang ở Mỹ cho phép cử tri bỏ phiếu sớm vào thời gian được ấn định trước ngày bầu cử. Các bang này không yêu cầu cử tri phải trình bày lý do khiến họ phải bỏ phiếu sớm. Texas, Arkansas, Massachusetts, Tennessee... là các bang cho phép bỏ phiếu sớm. 

Cử tri Mỹ có thể tiến hành bỏ phiếu sớm thông qua email hoặc đến văn phòng chính quyền các hạt để bầu cử trực tiếp. 

Một vài tiểu bang không chấp nhận việc bỏ phiếu sớm, thay vào đó là cơ chế đích thân đến bỏ phiếu vắng mặt (vào ngày bầu cử chính thức). Tuy nhiên, trên thực tế, đây cũng chính là cách thức giúp cử tri bỏ phiếu sớm. Theo đó, những người bỏ phiếu vắng mặt phải có một lá phiếu vắng mặt và phải được chính quyền bang của họ chấp nhận lý do bỏ phiếu sớm.