Theo đó, trung tâm này sẽ cung cấp các dịch vụ đào tạo nghề và bằng cấp, chứng chỉ cho nhân viên các doanh nghiệp, hỗ trợ các công ty khởi nghiệp và giới thiệu, hỗ trợ các doanh nghiệp mới toàn cầu.
Việc ra đời trung tâm KPC-QTC được xem là bước đi đón đầu nhu cầu thị trường giáo dục Hàn Quốc tại Việt Nam |
Phát biểu tại buổi lễ, ông Roh Kyu-Sung, Chủ tịch Trung tâm năng suất Hàn Quốc cho biết, từ khi Việt Nam và Hàn Quốc ký kết hiệp định thương mại năm 2015, Việt Nam đã trở thành đối tác thương mại lớn thứ 3 của Hàn Quốc. Nhiều doanh nghiệp Hàn Quốc đã đến đầu tư tại Việt Nam. Trung tâm năng suất Hàn Quốc, trực thuộc Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc đang thực hiện nhiều chương trình chuyển giao công nghệ chia sẻ từ châu Á, châu Âu đến Nam Mỹ, châu Phi. Trong khi đó, hiện, Việt Nam đang là trung tâm trong chính sách hướng Nam của Chính phủ Hàn Quốc.
“Với việc ra đời trung tâm này, chúng tôi kỳ vọng không chỉ giúp cải thiện năng suất của các công ty Hàn Quốc mà còn giúp cải thiện chỉ số này của các doanh nghiệp Việt Nam thông qua tạo ra nguồn nhân lực ưu tú. Đồng thời, hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp khởi nghiệp, thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa 2 nước và thúc đẩy sức cạnh tranh của doanh nghiệp Hàn Quốc và doanh nghiệp Việt Nam"- ông Roh Kyu-Sung chia sẻ.
Được biết, trước khi mở trung tâm tại Việt Nam, Trung tâm năng suất Hàn Quốc đã mở một trung tâm giáo dục tại Indonesia và dự kiến sẽ mở một trung tâm tương tự tại Mỹ vào tháng 3 năm sau.
Hiện các trung tâm giáo dục thế này đang cung cấp dịch vụ tư vấn toàn cầu giúp triển khai tư vấn kinh doanh bao gồm nâng cấp nhà máy thông minh để tăng cường khả năng cạnh tranh của các công ty ở nước sở tại và các công ty Hàn Quốc; tư vấn hỗ trợ về nhà máy thông minh; đưa hệ thống quản lý năng suất vào chẩn đoán trình độ quản lý hiện tại của các doanh nghiệp vừa và nhỏ; hỗ trợ kinh doanh mới toàn cầu để đa dạng hóa thị trường xuất khẩu; cung cấp các khóa học nâng cao trình độ chuyên môn nhằm cải thiện năng suất lao động; hỗ trợ thúc đẩy khởi nghiệp từ khám phá, tăng tốc, ươm tạo đến tiếp thị, vận hành chương trình khởi nghiệp chung với vườn ươm lớn nhất của thung lũng Silcon, Plug &Play, VC In Primer....
Theo ông Kim Han Yong, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam (Kocham), Việt Nam có mối quan hệ trọng điểm với Hàn Quốc. Vì vậy, số doanh nghiệp Hàn Quốc sang Việt Nam đầu tư thời gian tới sẽ tăng mạnh chứ không dừng lại ở con số 8.700 doanh nghiệp như hiện nay. Điều này đặt ra nhu cầu lớn về tổ chức xây dựng nhà máy, năng suất, đo lường chất lượng ngày càng lớn. Việc ra đời trung tâm KPC-QTC được xem là bước đi đón đầu nhu cầu thị trường, khi sắp tới sẽ còn nhiều nhà đầu tư Hàn Quốc quan tâm đầu tư tại Việt Nam.