Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Khi khán giả Việt khóc vì... giao hưởng

Linh Anh thực hiện
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Giọt nước mắt của khán giả, của nghệ sĩ đã lăn dài sau buổi hòa nhạc “Điều còn mãi” năm 2009 và các lần biểu diễn sau nữa.

Khi khán giả Việt khóc vì... giao hưởng - Ảnh 1Rõ ràng chương trình hòa nhạc “Điều còn mãi” được tổ chức thường niên vào 14 giờ chiều 2/9 tại Nhà hát Lớn Hà Nội đã khơi dậy lòng tự hào dân tộc không bằng lý thuyết suông mà bằng những cảm xúc thật. Lý giải cho nguyên nhân khơi gợi cảm xúc bằng dòng nhạc kén người nghe, chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với ông Nguyễn Anh Tuấn - nguyên Tổng Biên tập báo Vietnamnet, người khởi xướng chương trình “Điều còn mãi”.

Không cần chương trình mang tên mình

Các chương trình hòa nhạc có nghệ sĩ, dàn nhạc giao hưởng đẳng cấp quốc tế biểu diễn nhưng khán giả Việt đi nghe và ngủ gật. Nhìn lại chặng đường khởi điểm của chương trình hòa nhạc “Điều còn mãi” ông có thấy mình liều lĩnh?

- Tôi là người yêu âm nhạc cổ điển nay hay đi xem các chương trình hòa nhạc. Khi sang Áo lắng nghe chương trình hòa nhạc chào năm mới của Dàn nhạc Quốc gia Viên, tôi khao khát Việt Nam có một chương trình thường niên như thế. Trở về nước tôi trăn trở lựa chọn thời điểm nào tổ chức cho hợp lý. Tết Dương lịch thì Áo đã làm rồi, còn Tết Nguyên đán, người Việt không có thói quen ra khỏi nhà và cuối cùng tôi quyết định chọn ngày Quốc khánh 2/9. 7 năm diễn ra chương trình hòa nhạc “Điều còn mãi” là lúc 14 giờ chiều ngày 2/9 tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Thời gian này, năm 1945, Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, cùng lúc đó tại Quảng trường trước Nhà hát Lớn diễn ra rất nhiều khoảnh khắc lịch sử. Ý tưởng của tôi nhanh chóng nhận được sự cộng hưởng của đồng nghiệp và nghệ sĩ. Chúng tôi không quá khó khăn để tổ chức hòa nhạc “Điều còn mãi” năm đầu tiên. Và sau những gì diễn ra của năm đầu ấy, rõ ràng tôi không liều lĩnh.

Và ông tự tin khán giả Việt không chỉ chuộng nhạc xưa, nhạc trẻ mà có cả thính phòng?

- Dòng nhạc thính phòng dù ở quốc gia nào cũng phải là dòng nhạc đại chúng nhưng là nền tàng của nền âm nhạc. Những gì bạn chứng kiến mới chỉ là cảm xúc sau buổi diễn. Nếu bạn được đọc bức thư của nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan hay của nhiều độc giả gửi Ban tổ chức, bạn sẽ hiểu tại sao tôi thấy lựa chọn của mình là đúng. Cựu Đại sứ Nguyễn Trung – Thư ký của Thủ tướng Võ Văn Kiệt nói với tôi rằng: Khi bài “Du kích sông Thao” vang lên nhiều người chảy nước mắt. Khán giả Việt khóc nhờ giao hưởng là điều hiếm thấy. Tôi vẫn nhớ như in cảm xúc đọc lời chúc mừng khai mạc đêm nhạc của Đại tướng Võ Nguyên Giáp khắc trên phiến đá. Những lời dặn dò của Đại tướng giúp chúng tôi có động lực làm tiếp các chương trình sau.
Chương trình hòa nhạc “Điều còn mãi” năm 2015. Ảnh: Trần Lê
Chương trình hòa nhạc “Điều còn mãi” năm 2015. Ảnh: Trần Lê
Để rồi ông đeo đuổi chương trình cả khi không còn là cương vị Tổng Biên tập Vietnamnet và cả khi ông đã xuất ngoại nhưng vẫn chỉ trở về vì “Điều còn mãi”?

- Vì những lý do khách quan, chương trình hòa nhạc “Điều còn mãi” đã từng đứt đoạn mất một năm. Chính vì vậy, khi anh Phạm Anh Tuấn đảm đương chức vụ Tổng Biên tập, tôi đã trao đổi luôn với anh là nên duy trì tiếp chương trình này. Vì tổ chức chương trình này không chỉ cho tôi, cho Phạm Anh Tuấn hay cho cơ quan báo chí mà cho những người có thể tự hào về dân tộc Việt Nam qua âm nhạc.

Đến nay, “Điều còn mãi” không còn gắn sau chữ đơn vị tổ chức, chương trình đã được Bộ TT&TT quyết định là hòa nhạc quốc gia. Có khi nào, người khởi điểm xây dựng chương trình như ông thấy chạnh lòng vì tài sản riêng biến thành tài sản chung?

- Tôi nghĩ rằng “Điều còn mãi” của ai cũng được, nó là của dân tộc Việt Nam. Vietnamnet chỉ là đơn vị tổ chức. Thời điểm mới diễn ra chương trình chưa được sự quan tâm của Bộ để nâng tầm quốc gia. Chính tôi đã bàn với Phạm Anh Tuấn đề nghị Bộ TT&TT nâng tầm chương trình hòa nhạc quốc gia “Điều còn mãi”. Quốc gia hay cái gì đó không cần phải mang tên mình, miễn là cái tâm nguyện, khát vọng của mình, tâm huyết của mình được trở thành hiện thực.

Dàn nhạc là diva của công chúng

Có bao giờ trong quá trình làm, ông lo lắng âm nhạc Việt không đủ tác phẩm để gánh trọng trách cho một chuỗi hòa nhạc kéo dài thường niên?

- Tôi không lo lắng về điều này. Kho tàng âm nhạc Việt Nam rất nhiều tác phẩm hấp dẫn, chỉ làm sao để khai thác sáng tạo kho tàng ấy. Bên cạnh lên nhạc mục cho các tác phẩm kinh điển, Ban tổ chức còn sử dụng những tác phẩm mới, lần đầu tiên xuất hiện trong dàn nhạc thính phòng. Điều này để khơi dậy thu thập, khích lệ những nhạc sĩ trẻ sáng tác giao hưởng thính phòng. Âm nhạc là lịch sử, là dòng chảy của ngày hôm qua, hôm nay và thậm chí là cả ngày mai, những tương lai tươi sáng tốt đẹp. Bằng những tác phẩm âm nhạc đó con người chúng ta cố gắng phấn đấu, khích lệ, truyền cảm hứng để mọi người Việt Nam sống thật tốt, xây dựng tương lai thật tốt cho đất nước, cho dân tộc mình.

Năm nay, các nghệ sĩ biểu diễn trong chương trình “Điều còn mãi” là những gương mặt mới như Hồng Vy, Lê Anh Dũng, Thành Lê… Ông có nghĩ một năm không có các diva biểu diễn, “Điều còn mãi” có thể kéo được khán giả?

- Đẳng cấp của “Điều còn mãi” không phụ thuộc vào diva. Năm đầu chúng tôi mời Hồng Nhung, Thanh Lam, Mỹ Linh… vì thấy các bạn ấy phù hợp với nhạc mục chương trình. Năm nay, Ban tổ chức muốn đổi mới từ nghệ sĩ. Hồng Vy, Lê Anh Dũng, Thành Lê… lần đầu biểu diễn trong “Điều còn mãi”, nhưng họ đã là “ngôi sao” của các sân diễn nhạc khác. Đây là dòng nhạc đỉnh cao của thính phòng Việt Nam nên diva lớn nhất chính là dàn nhạc giao hưởng Việt Nam và nhạc trưởng Lê Phi Phi – một nhạc trưởng quen thuộc, đẳng cấp của thế giới.

Xin cảm ơn ông!
“Hòa nhạc quốc gia diễn ra vào mỗi dịp Quốc khánh nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Nhà hát Lớn Hà Nội với sự tham gia của những nghệ sĩ xuất sắc của làng nhạc cổ điển, nhằm ca ngợi tình yêu quê hương, đất nước. Buổi hòa nhạc đầu tiên đã đạt được giá trị âm nhạc rất cao và đạt được mục tiêu ban đầu là bày tỏ lòng yêu nước. Tôi đánh giá cao đơn vị tổ chức và cá nhân ông Nguyễn Anh Tuấn vì đã góp phần tạo nên một hòa nhạc quốc gia và vì ý tưởng xuất sắc mà nó đại diện” - GS. Thomas Patterson - Trường Kennedy School of Government thuộc Đại học Harvard Hoa Kỳ.
“Điều còn mãi” 2016 diễn ra vào 14 giờ, ngày Quốc khánh 2/9, tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Chương trình được truyền hình trực tiếp trên VTV3 và tiếp sóng trên Vietnamnet gồm: Cảm xúc Tháng Mười (Nguyễn Thành & Tạ Hữu Yên), Bốn bức tranh (Đặng Hữu Phúc); Tình ca Tây Bắc (Bùi Đức Hạnh). Bạch Đằng Giang (Trần Mạnh Hùng); Chào sông Mã anh hùng (Xuân Giao); Quảng Bình quê ta ơi (Hoàng Vân); Tình yêu của Biển (Phú Quang