Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Khi tầng lớp siêu giàu không còn nhân từ

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Cả toàn cầu hoá và công nghệ đã gây ra một tác động trừng phạt đối với những ai không có học vấn, may mắn hay sự cả gan táo tợn để làm lợi từ chúng: máy móc và công nhân thuộc thế giới đang phát triển đã xô đổ giá trị của lao động tay nghề thấp ở phương Tây.

KTĐT - Cả toàn cầu hoá và công nghệ đã gây ra một tác động trừng phạt đối với những ai không có học vấn, may mắn hay sự cả gan táo tợn để làm lợi từ chúng: máy móc và công nhân thuộc thế giới đang phát triển đã xô đổ giá trị của lao động tay nghề thấp ở phương Tây.

Thách thức lớn nhất trong thập kỷ mới này sẽ là đối phó với sự trỗi dậy của một chế độ tài phiệt toàn cầu - những người thực sự có tài năng với nền tảng giáo dục cao và tư tưởng quốc tế vốn đã trở thành đối tượng hưởng lợi chính từ sự toàn cầu hoá và cách mạng công nghiệp.

Sự trỗi dậy của chế độ tài phiệt toàn cầu là một hậu quả không mong muốn và hầu như vẫn chưa được nhận ra từ những thay đổi kinh tế và chính trị mạnh mẽ đang định hình thế kỷ mới của chúng ta. Các cuộc cách mạng này - sự lan rộng của toàn cầu hoá cùng tác động của Inernet và sử dụng tin học trên phạm vi rộng - rốt cuộc là sự phá vỡ các rào cản. Các giới hạn thương mại đã được nới lỏng; công nghệ tạo nên sự tự do thông tin liên lạc hoặc gần như vậy.

Thomas Friedman đã đúng: khi các chướng ngại vật chính trị, kinh tế và xã hội này sụp đổ, thế giới thực sự đã trở nên phẳng hơn. Các thể chế đã có uy tín, già cỗi hơn - từ doanh nghiệp âm nhạc tới lĩnh vực truyền thông truyền thống và các nhà sản xuất xe hơi Detroit - nhận thấy bản thân bị các doanh nghiệp ở Thung lũng Silicon, Mumbai và Thượng Hải qua mặt và kiếm được nhiều tiền hơn.

Ngay cả trong lĩnh vực tài chính vốn đưa cụm từ "quá lớn để thất bại" trở thành thông dụng, những kẻ nổi loạn tinh ranh đã thể hiện tốt hơn và kiếm nhiều hơn đám đông các tập đoàn. Lloyd Blankfein, người từng được tờ Financial Times bình chọn là Nhân vật của năm nhờ lãnh đạo Goldman Sachs một cách tài tình xét về phương diện thương mại, đã có một cuộc chiến tốt. Tuy nhiên, John Paulson, nhà quản lý quỹ đầu tư mạo hiểm tránh sự dưới tiêu chuẩn, đã nổi lên như một nhà tỉ phú từ cuộc khủng hoảng.

Chúng ta đang sống trong một kỷ nguyên của cơ hội chưa từng có dành cho những người khôn ngoan nhất, kiên trì nhất và gian xảo nhất - và đáng kinh ngạc là ngày nay, các câu chuyện phất lên từ nghèo khó đang trỗi dậy không chỉ từ các phòng ký túc xá trường Đại học Havard mà còn từ những trung tâm phần mềm ở Bangalore và các mỏ dầu ở Siberia.

Sự phản ánh văn hoá của chúng ta là nhằm thừa nhận rằng, sự suy yếu này của các hệ thống cấp bậc cũ cùng với việc dỡ bỏ các rào cản truyền thống đối với sự gia nhập kinh tế và xã hội sẽ tạo ra một hiệu ứng quân bình: nghĩ về sự công bằng trong biên giới Mỹ được trìu mến gọi tên là Ngôi nhà nhỏ trên thảo nguyên, đối lập với sự phân chia thế giới cũ bị chế nhạo nhẹ nhàng là Quý bà thẳng thắn của tôi.

Lần này, mặc dù vậy, các lực lượng tương tự vốn cho phép những siêu tài năng giành giải thưởng - trở nên giàu có hơn và phất lên nhanh chóng hơn bao giờ hết - cũng biến xã hội trở nên kém bình đẳng hơn. Toàn cầu hoá và các công nghệ tạo động lực của nó đã dẫn đến hậu quả "người chiến thắng được tất cả": khoảng cách giữa Oprah Winfrey và người dẫn chương trình giỏi xếp ở vị trí thứ ba hoặc thứ tư đã lớn hơn nhiều so với cách đây 40 năm.

Cả toàn cầu hoá và công nghệ đã gây ra một tác động trừng phạt đối với những ai không có học vấn, may mắn hay sự cả gan táo tợn để làm lợi từ chúng: máy móc và công nhân thuộc thế giới đang phát triển đã xô đổ giá trị của lao động tay nghề thấp ở phương Tây.

Sự năng động này được nhắc đến nhiều nhất ở Mỹ: từ năm 1997-2001, 10% những người kiếm tiền hàng đầu ở Mỹ nhận được 49% của việc tăng các khoản lương và tiền công thực hưởng, trong khi 1% những người đứng đầu này nhận được tỉ lệ tăng gây kinh ngạc là 24%. Trong khi đó, 50% tốp cuối cùng nhận được dưới 13%, chỉ hơn một nửa những gì đã đến với tốp 1% đứng đầu.

Đối với bất kỳ ai coi sự cởi mở là một mục tiêu chính trị chính thì việc tăng bất bình đẳng về thu nhập này là một câu hỏi hóc búa. Chúng ta đang sống trong một kỷ nguyên cởi mở chưa từng có của những ý tưởng, con người và thương mại. Nhưng đối với tầng lớp trung lưu, các cơ hội này hầu như chỉ là lý thuyết: ở Mỹ, sự di động xã hội thực sự đã suy giảm.

Mãi cho tới năm 2008, dường như không có bất kỳ điều gì trong những thứ kể trên gây nhiều chú ý. Các phát minh tuyệt vời của chế độ tài phiệt -  các iPhone, Google và trang Amazon - đã cải thiện cuộc sống của mọi người. Các phát minh kém tuyệt vời hơn - đặc biệt là sự bùng nổ tín dụng dưới tiêu chuẩn - đã che giấu sự tăng tiến bất bình đẳng thu nhập của những ai đang ở phía thua thiệt do quá trình thay đổi toàn cầu.

Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế mà nó gây ra, đã biến khoảng cách giữa tầng lớp siêu giàu và phần còn lại trong chúng ta trở thành một vấn đề chính trị cấp bách.

Đó là điều làm hài lòng các nhà tài phiệt triệu phú khi bạn có việc làm và vừa mới sử dụng giá trị bùng nổ của căn nhà bạn để hưởng một kỳ nghỉ từ các khoản vay thế chấp nhà. Tuy nhiên, khi tỉ lệ thất nghiệp ở mức 10% và giá trị nhà ở sụt giảm, sự quay trở lại gần như tức thời về các mức bồi thường trước khủng hoảng của Phố Wall dường như kém tốt lành hơn nhiều.

Một dấu hiệu nổi bật chính trị đột ngột của sự bất bình đẳng thu nhập là nó đã trở thành tiêu điểm không chỉ đối với những người cánh tả mà cả cánh hữu. Cựu ứng cử viên phó tổng thống thuộc đảng Cộng hoà Sarah Palin thường bị các tầng lớp trụ cột xua đuổi vì là người tỉnh lẻ và học hành thấp - nhưng những đặc điểm này đã khiến cô được mến mộ ở một khu vực bảo thủ của người Mỹ, vốn nhận ra rằng họ bị toàn cầu hoá và sự thay đổi công nghệ bỏ rơi phía sau.

Các học giả cánh hữu, những người trước cuộc khủng hoảng có xu hướng phủ nhận việc bất bình đẳng về thu nhập đang tăng lên hoặc lập luận rằng nó không quan trọng, cũng đang bắt đầu chú ý thẳng thắn hơn tới vấn đề. Jim Manzi, một chủ doanh nghiệp phần mềm, một nhà tư tưởng bảo thủ là thành viên của Viện Nghiên cứu Manhattan, tỏ ra lo lắng trong một bài tiểu luận mới rằng: "Nếu chúng ta để sự bất bình đẳng và các nguyên nhân căn bản của nó không bị kìm hãm, chúng ta sẽ làm suy yếu tầng lớp trung lưu - đe doạ sự liên kết xã hội và cuối cùng từ bỏ vị thế quốc tế của chúng ta".

Một trong những nỗi sợ hãi của ông Manzi là, sự bất bình đẳng về thu nhập đã tạo ra một lỗ hổng về xã hội và văn hoá giữa tầng lớp ưu tú học thức cao, lao động vất vả với những người còn lại. Ông so sánh các thói quen cá nhân và gia đình của tầng lớp siêu giàu mới của Mỹ với những thế lực người Anglo-Saxon cũ. Đặc tính của tầng lớp ưu tú đó là khả năng đưa giấc mơ Mỹ vào trong tầm tay của hầu hết mọi người. Nếu tầng lớp ưu tú hy vọng cạnh tranh tuổi thọ với những người Anglo-Saxon của Mỹ, và quan trọng hơn, hệ thống chính trị mà họ từng tạo nên, thì chế độ tài phiệt toàn cầu ngày nay phải tìm ra cách làm tương tự.