Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Khó thay đổi

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Cuộc bầu cử Quốc hội dự định vào ngày 2/2 tới ở Thái Lan sẽ là “trận đấu mới” nhưng chắc chắn chưa phải trận cuối cùng giữa phe biểu tình chống Chính phủ và phía Chính phủ của Thủ tướng Yingluck Shinawatra.

 Trên thực tế, nhiều điểm bỏ phiếu sớm tại hàng chục quận của thủ đô Bangkok và các tỉnh miền Nam Thái Lan do sức ép của những người biểu tình chống Chính phủ. Rõ ràng, phe đối lập không hề muốn tổng tuyển cử diễn ra để thành lập Chính phủ khác bởi khả năng thắng cử của lực lượng cầm quyền tạm thời là rất lớn. Và khi đó, phe chống Chính phủ sẽ không đạt được mục tiêu là thay đổi đảng cầm quyền và Thủ tướng. Cũng vì chắc chắn sẽ thắng cử nên Thủ tướng tạm quyền Yingluck mới quyết định giải tán Quốc hội và ấn định tổng tuyển cử vào ngày 2/2. Thủ tướng tạm quyền đã kêu gọi phe biểu tình phải chấm dứt các hoạt động chiếm đóng công sở và phong toả đường phố cũng như không được cản trở cử tri đi bỏ phiếu và phải công nhận kết quả bầu cử. Thế nhưng, yêu cầu đó có khác gì tước bỏ vũ khí và phương cách đấu tranh quyền lực của phe chống Chính phủ .

Phe chống Chính phủ tránh cái bẫy ấy bằng tuyên bố không cản trở cử tri đi bỏ phiếu, có nghĩa là không còn kiên quyết đòi lùi cuộc tổng tuyển cử nữa, nhưng đồng thời vẫn duy trì chủ định phong toả đường phố và chiếm lĩnh công sở. Họ lùi ở phương diện này để không bị thất thế trong thời kỳ sau cuộc bầu cử. Chỉ có điều, những gì diễn ra tại các điểm bầu cử sớm lại không như những gì mà họ đã cam kết. Hàng chục điểm bỏ phiếu đã phải tạm đóng cửa, hàng ngàn cử tri phải từ bỏ quyền công dân của mình. Từ đó có thể thấy mức độ không khoan nhượng giữa hai bên tại Thái Lan không hề giảm và cuộc bầu cử Quốc hội tới sẽ khó có thể thay đổi tính chất của cuộc “sống mái” quyền lực giữa các phe phái tại quốc gia này.