Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Khó tín dụng, doanh nghiệp bất động sản huy động vốn thế nào?

Nha Trang
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Trong bối cảnh các kênh huy động vốn từ chứng khoán, trái phiếu đến tín dụng ngân hàng đang gặp nhiều khó khăn, một số DN bất động sản đã chủ động chuẩn bị vốn triển khai dự án từ nguồn lực có sẵn của mình.

Khách vay mua nhà chờ ngân hàng được nới room tín dụng

Ngày 24/8, Reatimes phối hợp với VIRES tổ chức Tọa đàm và Giao lưu trực tuyến “Bất động sản cao cấp đô thị Phú Quốc: Nhận diện dòng vốn và cơ hội đầu tư".

Toàn cảnh Tọa đàm.
Toàn cảnh Tọa đàm.

Trả lời câu hỏi của phóng viên Báo Kinh tế và Đô thị về việc huy động vốn cho các dự án bất động sản, ông Lê Minh Đức- Phó Tổng Tập đoàn Tân Á Đại Thành cho biết, hiện, có 2 kênh vốn quan trọng là vốn phát triển, thi công dự án và vốn cho khách vay mua dự án. Theo ông Đức, với kênh vốn cho quá trình thi công xây dựng và phát triển Dự án, Tân Á Đại Thành đã chủ động chuẩn bị các nguồn lực có sẵn của Tập đoàn trong trường hợp vay vốn ngân hàng khó khăn hoặc lãi suất cao. “Hiện, Tân Á Đại Thành đang phát triển chuyên sâu ở 3 lĩnh vực: Công nghiệp gia dụng; Sản xuất vật liệu xây dựng và Bất động sản. Với nền tảng tài chính vững mạnh, tầm nhìn dài hạn và chiến lược được gây dựng nhiều năm nay, chúng tôi luôn có phương án chuẩn bị nguồn vốn phù hợp để triển khai và phát triển dự án”- ông Đức cho biết.

Đại diện Tân Á Đại Thành cho biết, đã chủ động chuẩn bị các nguồn lực có sẵn của Tập đoàn trong trường hợp vay vốn ngân hàng khó khăn
Đại diện Tân Á Đại Thành cho biết, đã chủ động chuẩn bị các nguồn lực có sẵn của Tập đoàn trong trường hợp vay vốn ngân hàng khó khăn

Với kênh thứ 2 là nguồn vốn cho vay với khách mua thế chấp bằng bất động sản hình thành trong tương lai, ông Đức cho rằng, nếu khách hàng không chuẩn bị được hết bằng vốn tự có, bắt buộc phải vay vốn ngân hàng. Tuy nhiên, hiện nay, hạn mức (room) tín dụng ngân hàng đang cạn là thách thức lớn với người mua.

Theo Phó Tổng Tân Á Đại Thành, thực tế, một số khách hàng của Tân Á Đại Thành dù đã đặt cọc mua dự án Meyhomes Capital Phú Quốc của Tập đoàn này, tuy nhiên vẫn đang đau đầu cân đối chờ làm việc với ngân hàng.

Được biết, Ngân hàng Nhà nước đang tính toán, điều tiết room phù hợp. “Chúng tôi mong muốn chính sách vay ngân hàng với người mua bất động sản sẽ sớm được tháo gỡ trong thời gian tới”- ông Đức bày tỏ.

Tân Á Đại Thành là một trong những doanh nghiệp đầu tiên đầu tư vào lĩnh vực đô thị tại Phú Quốc. Đại đô thị Meyhomes Capital Phú Quốc có quy mô 266 ha, nằm trong 6% diện tích trên đảo ngọc được sở hữu lâu dài. Meyhomes Capital Phú Quốc còn là khu đô thị thông minh kiểu mẫu đầu tiên của Phú Quốc, khu đô thị duy nhất để ở nằm trên trục đường Đại lộ trung tâm An Thới - con đường chính chạy dọc Bãi Trường, kết nối Dương Đông và An Thới, được giới đầu tư ưu ái gọi bằng cái tên “Trục đường tỷ đô”.

Theo các chuyên gia, những khu đô thị hiện đại mới là xu hướng tất yếu với sự ra đời của một thành phố biển đảo như Phú Quốc khi nền kinh tế phát triển, thu nhập của tầng lớp trung lưu gia tăng. Xu hướng sống của những người dân và khách du lịch là không gian sống tiện ích, vừa an toàn, vừa đảm bảo tiêu chuẩn sống xanh - sạch tại các khu đô thị cao cấp.

Thời điểm thuận lợi “xuống tiền” đầu tư vào Phú Quốc

Tại Tọa đàm, các chuyên gia đã đưa các nhận diện về vốn và cơ hội đầu tư vào Phú Quốc.

Ông Nguyễn Mạnh Hà, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam đánh giá, Phú Quốc có nhiều tiềm năng khiến bất động sản, đặc biệt là bất động sản cao cấp đô thị gắn với du lịch, nghỉ dưỡng. Thị trường bất động sản tại đây hấp dẫn hơn so với nhiều thành phố có biển khác xuất phát từ 3 ưu thế: là địa bàn có tốc độ đô thị hóa cao, du lịch phát triển; thời tiết lý tưởng để thu hút đầu tư (không phải chịu ảnh hưởng từ các cơn bão).

“So với các thành phố biển khác như Nha Trang và Đà Nẵng nằm ở trong đất liền nên chỉ có 1 mặt giáp biển, nhưng Phú Quốc có rất nhiều bãi biển phục vụ du khách; Giá đất tại các thành phố biển như Khánh Hòa, Đà Nẵng, Vũng Tàu, Quy Nhơn ở mức thấp hơn, vẫn còn cơ hội tăng giá song không thể bằng Phú Quốc. Khi Phú Quốc trở thành “Singapore thứ hai của châu Á”, mức giá được đẩy cao hơn rất nhiều. Đây là giai đoạn thích hợp để đầu tư vào bất động sản Phú Quốc”- ông Hà đánh giá.

Đồng quan điểm, TS. Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam cho hay, mặc dù 2 năm qua, Phú Quốc bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 song có một ghi nhận lớn đó là vùng đất này vẫn là vùng trũng hút đầu tư. Nhiều nhà đầu tư vẫn đánh giá cao thị trường này. Phú Quốc vẫn mang đến kỳ vọng tiềm năng đầu tư, kỳ vọng lợi nhuận đến với họ, đó là điều ấn tượng.

Có được kết quả này là bởi tiềm năng rất lớn của Phú Quốc – một hòn đảo đẹp, có nhiều yếu tố, giá trị cao để có thể phát triển kinh tế, du lịch và đô thị hoá. Phú Quốc đã và đang nhận được quan tâm đặc biệt của Nhà nước, Chính phủ về cơ chế và chính sách.

“Hiện tại, Phú Quốc đang trong giai đoạn đầu của bất động sản và phát triển hạ tầng, các công trình dự án đô thị khách sạn, khu nghỉ dưỡng vẫn đang tiếp tục xây dựng, do đó Phú Quốc nằm luôn nằm trong danh sách hấp dẫn và thu hút các nhà đầu tư trên cả nước”, ông Đính nhận định.