Kinhtedothi - Giàu carbohydrates, khoai tây được coi là thực phẩm lý tưởng cho bé cần tăng cân. Không khó để nhận ra, khoai tây là một trong những thực phẩm chính không thể thiếu được trong bữa ăn của người phương Tây. Gần đây, khoai tây thường bị mang “tiếng xấu” là có hại cho sức khỏe. Tuy nhiên, đó chỉ là vì cách chế biến không hợp lý của các bà nội trợ như hay chiên, rán khoai tây với quá nhiều dầu mỡ cho con ăn.
Nếu muốn con ăn khỏe, lớn mau, mẹ đừng quên bổ sung khoai tây vào thực đơn ăn dặm cho bé. Giá trị dinh dưỡng bất ngờ Khoai tây tốt cho bé cần tăng cân Khoai tây rất giàu carbohydrate. Điều này làm cho khoai tây trở thành thực phẩm lý tưởng cho những bà mẹ muốn con tăng cân . Các loại Vitamin có trong khoai tây như vitamin C và B cũng rất cần thiết cho sự hỗ trợ hấp thu carbohydrate của cơ thể Tạo thuận lợi cho hệ thống tiêu hóa Vì khoai tây rất giàu carbohydrate, nên nó rất dễ tiêu và tạo thuận lợi cho hệ thống tiêu hóa. Chính vì vậy, khoai tây thường được bổ sung vào chế độ ăn uống cho bệnh nhân, trẻ sơ sinh và những người khó có khả năng tiêu hóa thức ăn nhưng lại rất cần năng lượng. Cải thiện chức năng não cho bé Não có hoạt động tốt hay không phải phụ thuộc nhiều vào yếu tố như cung cấp ôxy, glucose, magiê, một số vitamin B phức tạp và một số kích thích tố, chẳng hạn như axit amin và axit béo như axit béo omega-3. Khoai tây lại đáp ứng hầu như tất cả các yêu cầu nêu trên. Vì vậy, muốn bé thông minh, não được phát triển tối đa, mẹ đừng quên cho con ăn khoai tây. Thời điểm cho bé ăn khoai tây Khoai tây lành tính, ít gây dị ứng nên mẹ có thể cho bé làm quen với khoai tây bắt đầu từ tháng thứ 6. Trước đó, bác sĩ và các chuyên gia y tế khuyên mẹ vẫn nên duy trì sữa là thực phẩm chính cho con. Cách chọn mua và bảo quản khoai tây Hiện nay ở ngoài chợ, nếu để ý mẹ sẽ thấy có hai loại khoai tây: một loại khoai rất to, vỏ bóng đẹp và một loại khoai tây nhỏ, có khi 2,3 củ mới bằng loại kia, vỏ hơi nhiều đất. Những loại khoai tây nhỏ, vỏ còn đất đó mới chính xác là khoai tây Đà Lạt và các loại khoai tây được trồng tại Việt Nam. Thêm vào đó, trẻ ăn ặn cũng ăn không nhiều khoai tây một lúc. Nếu mua củ to sẽ dùng không hết, để lâu bị thâm và mất ngon.Khi mua khoai tây, mẹ nên chú ý chọn những củ nhỏ, bề mặt ít lỗ, không có điểm thâm và mọc mầm. Những củ khoai tây vàng sẽ ngọt và thơm hơn khoai tây hơi ngả màu trắng. Khoai tây cần được bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp. Mẹ chỉ nên để khoai khoảng 2 tuần từ khi mua về đến khi dùng; bởi vậy không nên dự trữ quá nhiều khoai tây mà tốt nhất nên ăn tới đâu mua tới đó để khoai được tươi ngon. Những củ khoai tiếp xúc nhiều với ánh sáng có thể nhanh chóng chuyển màu xanh trên vỏ. Mẹ cũng không nên cất khoai tây và hành tây cạnh nhau, cả 2 thứ đều sẽ rất nhanh bị hỏng.
Gợi ý mẹ một số món ăn dặm cho bé từ khoai tây Khoai tây nghiền trộn sữa: 6 tháng +Nguyên liệu: 1 củ khoai tây nhỏ, sữa bột công thức của bé Cách làm:
Khoai gọt vỏ, hấp chín với một nhánh tỏi rồi nghiền nhuyễn bằng tay hoặc máy xay. Sau đó mẹ trộn thêm một chút sữa công thức cho loãng đến độ tùy ý. Khoai tây trộn sữa rất thơm, bùi. Thích hợp cho bé tập ăn dặm Khoai tây nướng phô mai: 7 tháng + Nguyên liệu: 1 củ khoai tây, 1 viên phô mai cho bé ăn dặm Cách làm Khoai tây rửa sạch, bỏ vỏ hoặc để lại một phần. Cắt khoai thành từng lát mỏng cho vào bát con cùng 1 viên phô mai. Bật lò nướng ở 200 độ trong vài phút. Khi phô mai chảy và khoai chín tới. Mẹ lấy ra dầm, trộn đều cho bé ăn. Khoai tây nướng thơm lừng và không bị mất chất. Trộn với phô mai béo ngậy và có thêm chút vị mặn là món không bé nào không thích Cháo khoai tây thịt gà 7 tháng +Nguyên liệu: Thịt gà, xương gà, khoai tây và gạo tẻ Cách làm:
Mẹ ninh xương gà lấy nước, sau đó cho khoai tây và gạo tẻ vào nấu chung đến khi gần chín thì cho thịt gà vào. Cháo nhừ, mẹ lấy ra xay đến độ thích hợp cho bé. Có thể bỏ thêm chút hành hoặc 1-2 giọt nước mắm tùy ý. Cháo khoai tây thịt gà rất phù hợp trong thời tiết ngày đông để tăng sức đề kháng cho bé, theo nghiên cứu trên trang CNN của Mỹ.