Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Khởi động dự án đối tác tài chính "xanh" toàn cầu

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Đối tác mới được WB khởi động có thể cung cấp những thông tin còn thiếu về "nguồn vốn tự nhiên" này cho lãnh đạo các quốc gia trong quá trình hoạch định chính sách phát triển.

KTĐT - Đối tác mới được WB khởi động có thể cung cấp những thông tin còn thiếu về "nguồn vốn tự nhiên" này cho lãnh đạo các quốc gia trong quá trình hoạch định chính sách phát triển.

Ngày 28/10, Ngân hàng Thế giới (WB) đã khởi động Đối tác toàn cầu mới với hệ thống tài chính "xanh" với việc đánh giá hệ sinh thái, các dịch vụ sinh thái và kiểm toán nguồn của cải.

Động thái trên nhằm cung cấp cho các nước đang phát triển công cụ tài chính để đưa lợi ích của các hệ sinh thái như rừng, các vùng đất ngập nước và các dải san hô vào hệ thống tài chính quốc gia.

Phát biểu tại Hội nghị bộ trưởng các nước về đa dạng sinh học tại thành phố Nagoya của Nhật Bản, Chủ tịch WB, Robert B. Zoellick, cho rằng việc thế giới đang bị mất đa dạng sinh học với tốc độ đáng báo động như hiện nay có một phần nguyên nhân là các giá trị to lớn của hệ sinh thái và các dịch vụ mà các hệ sinh thái cung cấp không được đánh giá đúng mức.

Đối tác mới được WB khởi động có thể cung cấp những thông tin còn thiếu về "nguồn vốn tự nhiên" này cho lãnh đạo các quốc gia trong quá trình hoạch định chính sách phát triển.

Nguồn của cải tự nhiên giàu có của các nước phải là tài sản có giá trị cùng với với các nguồn tài chính, vốn công nghiệp và nguồn nhân lực.

Nguồn thu quốc gia này cần phản ánh các dịch vụ về lưu trữ cácbon mà rừng cung cấp cũng như các giá trị bảo vệ ven biển mà các dải san hô và rừng đước mang lại.

Thông qua Đối tác mới, mỗi quốc gia có thể xây dựng và triển khai các biện pháp then chốt để hoà nhập giá trị hệ sinh thái vào hệ thống tài chính quốc gia, từ đó nâng cao giá trị của quốc gia trong nền kinh tế toàn cầu.

Theo nghiên cứu sắp công bố của WB, giá trị kinh tế của các hệ sinh thái như đất nông nghiệp, rừng, mỏ khoáng sản và năng lượng trên toàn cầu đạt trên 44.000 tỷ USD, trong đó 29.000 tỷ USD thuộc về các nước đang phát triển.

Các giá trị khác nằm trong các dịch vụ hệ sinh thái mà rừng cung cấp bao gồm điều tiết thủy văn, ngăn chặn tình trạng rửa trôi đất, bảo vệ môi trường sống của o­ng và côn trùng thụ phấn hoa.

Phá rừng để lấy gỗ có thể gây hậu quả nghiêm trọng đối với các khu vực khác của nền kinh tế như làm mất năng lực thủy điện, giảm sản lượng nông nghiệp, suy giảm nguồn nước.

Đối tác toàn cầu mới với hệ thống tài chính quốc gia "xanh" sẽ gồm các nước phát triển, đang phát triển và các tổ chức quốc tế như Chương trình Môi trường Liên hợp quốc và các tổ chức bảo tồn và phi chính phủ về phát triển.

Giai đoạn đầu tiên của Đối tác mới này được thực hiện thí điểm ở 10 nước châu Á, châu Phi, Mỹ Latinh và Trung Âu.